36. Trang 112
Tôi đồng ý với George Friedman, tình yêu quốc gia, dân tộc là cảm xúc tự nhiên của con người và là một tình cảm vô cùng chính đáng. Tuy nhiên nếu tình yêu nước mù quáng dẫn đến việc hy sinh tất cả, dùng mọi thủ đoạn để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc thì đó là một hành động không hợp lẽ. Chủ nghĩa dân tộc có thể từng là sứ mệnh cao quý trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ trước nhưng nếu tư tưởng “quyền lợi quốc gia là trên hết, lợi ích của dân tộc là thiêng liêng nhất” vẫn còn được chấp nhận ở thời đại ngày nay sẽ là một bước lùi trong tiến trình văn minh của nhân loại.
Ngược về quá khứ nghìn năm trước, thế giới là một nơi rất
mênh mông, rộng lớn. Mỗi quốc gia - hay nói đúng hơn là các
thành phố, thị trấn, tiểu bang, khi khái niệm quốc gia còn chưa
ra đời - chỉ biết mỗi khu vực mình sinh sống. Các quốc gia châu
Âu thậm chí còn chưa biết đến châu Mỹ xa xôi bên kia đại dương.
Chiến tranh nếu xảy ra sẽ chỉ là chuyện của hai quốc gia kế cận
nhau. Dịch bệnh nếu có cũng sẽ chỉ ảnh hưởng sự sống còn của
một địa phương nhất định. Nhưng rồi, thế giới đã thay đổi. Khát
vọng chinh phục và nỗ lực tìm kiếm nguồn lương thực mới, có lẽ,
đã khiến con người tìm cách xuyên qua các đại dương, khám phá
mọi châu lục và lan tỏa khắp quả địa cầu. Nhu cầu phát triển kinh
tế và mở rộng lãnh thổ đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa từ thế
kỷ 15. Những thay đổi trên thế giới đã biến các mối quan hệ xã
hội, kinh tế và chính trị giữa các quốc gia thành các quá trình hữu
cơ, liên kết nhau chặt chẽ, tạo ra các dòng chảy và mạng lưới hoạt
động xuyên lục địa hoặc liên khu vực. Ngày nay, các quốc gia sống
gần nhau như thể chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà
chung, là trái đất - và hành tinh này đang phải gánh chịu những
thảm họa gây ra do chính sự phát triển quá mức của loài người.
Trong bối cảnh này, chủ nghĩa dân tộc sẽ không thể giải quyết