9. Trang 122
mắt khi tuyến bố “biến Gaza thành hòn đảo hoang”. Tiếc thay ông ấy đã tuyên bố một điều không một người có lương tâm nào của 8 tỷ dân cư trái đất mong muốn; và đáng tiếc hơn nữa là điều đó đã dần trở thành sự thật, bất chấp mọi nỗ lực của nhân loại tiến bộ. Dù bên nào, Hamas hoặc Israel chiến thắng trong cuộc chiến này, thì phần đại bại vẫn cứ thuộc về cả loài người. Một bước tụt lùi của nền văn minh nhân loại - có thể nói không ngoa như vậy.
Vì sao người dân mắc kẹt giữa các cuộc không kích đẫm máu và các vụ tấn công bằng tên lửa kinh hoàng như vậy? Mất điện kéo dài, đói nghèo thiếu thốn như địa ngục, hàng vạn người bị giết chết và những người còn lại thì sống trong nơm nớp lo sợ thiệt mạng bởi bom đạn, pháo kích, không kích, các đội biệt kích thiện chiến đánh luồn sâu bất cứ lúc nào. Liệu người dân dải Gaza có thể di tản đi nơi khác, tìm một miền đất bình yên hay không? Câu trả lời, cho đến hiện nay vẫn là: hầu như không thể. Bởi việc ra vào dải Gaza bị kiểm soát nghiêm ngặt, bởi các bên, nhất là kể từ khi lực lượng hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát dải đất nhỏ bé và đông đúc này, rồi biến chúng trở thành tâm điểm của cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Theo nhiều chuyên gia và từ quan sát thực tế nhiều năm qua, có thể thấy rõ ràng, vùng lãnh thổ Gaza dài khoảng 40km, rộng chỉ 12km (quá sức nhỏ bé) - bao quanh là Israel, Ai Cập và biển Địa Trung Hải - lúc nào cũng hừng hực như một lò thuốc súng. Và nguyên nhân gốc rễ của chiến tranh trên vùng lãnh thổ nhỏ bé này chính là vấn đề tôn giáo, với nhiều bài toán học búa về niềm tin và cả sự quá khích đáng trách của những tín đồ sùng đạo. Họ mù quáng hay họ bị lợi dụng bởi các thế lực “mưu bá đồ vương” khác?
“Từng là một phần của Đế quốc Ottoman và sau đó là Đế quốc
Anh, nơi đây trở thành nơi ẩn náu của khoảng 200.000 người Palestine
bị mất gốc do cuộc chiến tranh Saudi Arabia - Israel năm 1948. Ai