10. Trang 123
Cập cai trị Gaza cho đến khi Israel giành kiểm soát trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Năm 2005, Israel rút quân khỏi Gaza và bỏ lại các khu định cư của công dân Israel. Ngày nay, Gaza cùng với Bờ Tây là hai vùng lãnh thổ mà người Palestine thực hiện quyền tự trị song bị hạn chế. Israel duy trì quyền kiểm soát không phận và lãnh thổ hàng hải của Gaza, đồng thời thực thi lệnh phong tỏa, cùng với Ai Cập (…) Một báo cáo vào năm 2021 từ nhóm vận động Euro-Med Monitor cho biết 9 trên 10 trẻ em ở Gaza đang phải chịu một số dạng chấn thương liên quan đến xung đột. Hầu hết người dân Gaza sống trong các trại tị nạn được thành lập cách đây hơn bảy thập kỷ để làm nơi ở cho những người Palestine phải di dời trong cuộc chiến năm 1948”, Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam viết.
Vậy, đâu là lối ra cho “chảo lửa” với không ít dân lành có cuộc sống không khác gì “địa ngục trần gian” này? Có lẽ vấn đề nằm ở thái độ sống, sự sùng đạo theo đúng giáo lý của các tôn giáo mà họ theo đuổi, tránh biến mình thành những kẻ cực đoan, ích kỷ.
Theo Wikipedia: “Từ thế kỷ thứ 11 trước Công nguyên (TCN) - tức là cách ngày nay hơn 3 nghìn năm - nhà nước cổ đại của người Do Thái đã ra đời ở vùng đất Palestine ngày nay. Vào thế kỷ thứ 8 TCN, các quốc gia của người Do Thái bị tiêu diệt, Palestine lần lượt nằm dưới sự cai trị của các Đế chế Assyria, Đế chế Babylon, Đế chế Ba Tư, Đế chế La Mã trong hàng thế kỷ sau đó, trước khi người Hồi giáo Ả Rập chiếm được khu vực này vào thế kỷ thứ 8. Palestine trở thành một phần của Đế chế Ottoman từ giữa thế kỷ 16.
Khởi nguồn của cuộc xung đột Ả Rập - Do Thái đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của các phong trào chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và chủ nghĩa phục quốc Do Thái, cả hai đều hướng tới mục tiêu giành được độc lập từ Đế chế Ottoman và thành lập một quốc gia có chủ quyền cho dân tộc của họ ở khu vực Trung Đông. Tuyên bố Balfour là một tuyên bố công khai do chính phủ Anh