11. Trang 124
ban hành năm 1917 trong thế chiến I tuyên bố ủng hộ việc thành lập “ngôi nhà quốc gia cho người Do Thái” ở Palestine. Với sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái ở châu Âu, một làn sóng di cư của người Do Thái tới Palestine đã diễn ra từ đầu những năm 1880. Sau thất bại của Đế chế Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, Palestine đã trở thành một vùng lãnh thổ ủy trị của Anh vào năm 1918. Sự xung đột giữa hai phong trào đó ở miền nam Levant khi xuất hiện chủ nghĩa dân tộc Palestine sau chiến tranh Pháp - Syria vào những năm 1920 đã leo thang thành xung đột giáo phái ở Lãnh thổ ủy trị Palestine vào thập niên 1930 và thập niên 1940, và mở rộng sang xung đột Ả Rập - Israel mở rộng hơn sau này”.
Liên tiếp các xung đột đau thương và thương vong tràn ngập vùng đất này. Một lãnh đạo của phong trào dân tộc Ả Rập ở Palestine đã khởi xướng phong trào “bài Do Thái” quy mô lớn. Các nước Ả Rập thậm chí đã đem quân xâm lược Israel, dẫn tới chiến tranh Ả Rập - Israel năm 1948, khiến cho 15.000 người thương vong.
“Vào năm 1964, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập bởi Yasser Arafat. Năm 1967, các nước Ả Rập lên kế hoạch xâm lược Israel lần thứ hai, với mục đích tự vệ, Israel đã mở một chiến dịch tấn công phủ đầu vào cả ba nước Ả Rập là Syria, Jordan và Ai Cập, dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Kết thúc cuộc chiến, Israel đã chinh phục được Bờ Tây (bao gồm cả Đông Jerusalem), dải Gaza, cao nguyên Golan và bán đảo Sinai, đánh dấu một thất bại nặng nề dành cho khối Ả Rập.
Sau cuộc chiến Sáu ngày, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO)
buộc phải tháo chạy sang Jordan, nơi vua Hussein đã cung cấp
các căn cứ và nơi trú ẩn cho họ. Tuy vậy đến năm 1970, PLO bất
ngờ phản bội Hussein và quay sang chống lại ông trong sự kiện
đẫm máu được gọi là Tháng Chín đen tối (với khoảng 1,4 nghìn
người chết).