13. Trang 126
Các chiến dịch khủng bố quy mô lớn diễn ra khiến cả loài người sợ hãi. Họ không chỉ “thánh chiến”, ôm bom quyết tử, tàn sát nhiều người trên lãnh thổ dải Gaza, vùng lân cận và cả các khu vực khác của thế giới nhằm gây sức ép để đoạt được các mục tiêu, hầu hết là ích kỷ và có gì đó mê muội của họ. Nhiều thường dân vô tội bị ép làm bình phong cho các cuộc chiến, nhiều con tin không liên quan dính líu tới các mưu đồ nào, cũng bị sát hại. Câu hỏi đặt ra là: họ đã hành động vì niềm tin nào, và ai đã truyền dạy cho họ lối sống bằng mọi giá (kể cả đoạt mạng người khác và nhiều người khác nữa) để đạt mục đích của mình? Xin thưa, câu chuyện niềm tin tôn giáo là bản chất vùng đất bịt bùng bom đạn và chiến tranh này.
Nhưng, oái oăm thay, bản chất của tất cả các tôn giáo trên thế giới, những người sáng lập, các đức giáo chủ đầu tiên và chân chính nhất, không bao giờ ủng hộ cho các việc làm trên. Các biểu hiện cực đoan, bạo lực, khủng bố, nhân danh tôn giáo của mình để chà đạp tôn giáo khác hay tước đi cuộc sống bình yên của đồng loại… chỉ là sự bóp méo, lợi dụng tôn giáo nhằm phục vụ các mục đích ích kỉ.
Các tôn giáo, từ khi ra đời cho đến dọc dài lịch sử của mình,
rất dễ hiểu thôi, họ đều tìm cách thuyết phục càng nhiều càng tốt
số người đi theo, để tạo nên sức mạnh và sự ảnh hưởng sống còn.
Điều này không chỉ là mong muốn của các thành viên, tín đồ của
tôn giáo ấy hiện nay, mà có lẽ, đó cũng là mong muốn rất Người
của chính các vị giáo chủ hay bất cứ đấng tối cao nào trong hàng
nghìn năm qua, từ thượng cổ tới giờ. Công nhận điều này, thì cũng
có nghĩa là chúng ta không bất ngờ hoặc đôi khi phải chấp nhận
có những kẻ “cực đoan” trong một tôn giáo. Trách nhiệm của thế
giới, để được bình an, là cần có một nền giáo dục, một cách quản
lý hiệu quả và quyết liệt để ngăn ngừa các phần tử cực đoan, quá
khích, bạo động một cách vô lối và đẫm máu.