18. Trang 131

buôn bán nô lệ rất công khai và phát đạt trong Đế chế Arab xưa. Thực tế sinh động đó trong quá khứ là cái cớ để IS hiện nay (gần đây) lợi dụng nhằm biến phụ nữ thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác thành nô lệ tình dục. Ngày nay khi nói về các điều luật sharia (luật Hồi giáo) hà khắc, chúng ta thường nghĩ tới Taliban, Boko Haram hay IS. Nhưng trên thực tế, luật này có cơ sở xã hội khá rộng rãi ở nhiều nước Hồi giáo và Arab. Ở khu vực Trung Đông vẫn có một số nước quân chủ chuyên chế, thi hành các bản án theo lối trung cổ, áp dụng các quy tắc hà khắc, thiếu khoan dung. Các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng nhưng vẫn chưa thay đổi được tình hình. 

Nói về mục tiêu và lý tưởng sống hoà bình của các tôn giáo lớn trên thế giới, không thể không nhắc tới trường hợp đặc biệt là Đạo Phật. Trong một bài viết mang tên, “Hòa bình không chỉ là vắng bóng chiến tranh”, được gióng lên nhân Ngày quốc tế Hòa Bình gần đây, thông điệp đã được đưa ra hết sức rõ ràng. Ngày Hoà Bình được dành để tôn vinh nền Hòa Bình thế giới, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và bạo lực. Đây là dịp thế giới tổ chức các lệnh ngừng bắn tạm thời trong vùng chiến sự để các lực lượng cứu trợ nhân đạo thi hành sứ mệnh của mình. 

Để làm rõ hơn điều này, tác giả Karel Werner đã bày tỏ quan điểm qua tác phẩm đầy tâm huyết và sâu sắc: “Hòa bình thế giới hay hòa bình trong tâm? (tác giả Nguyên Hiệp dịch ra tiếng Việt). Theo đó, ông phân tích từ giáo lý của Đức Phật, đến các vấn đề của xã hội đương đại, sau đó mới kết luận, nếu ai cũng làm đúng lời dạy của Đức Phật, thì loài người sẽ không còn chiến tranh và xung đột nữa. 

“Rõ ràng rằng thông điệp của Phật giáo là thông điệp của hòa bình. Trước hết, mục đích tối hậu của Phật giáo là chứng đạt Niết bàn, một thành tựu siêu thế, một sự an bình tối thượng. Để đạt được điều đó bằng nỗ lực bước đi trên con đường tâm linh thì việc