20. Trang 133
Có thể, thời của Đức Phật cách đây đã gần 2,6 nghìn năm, lời khuyên của ngài dù mang tính xuyên suốt không gian thời gian, nó là lý luận và đạo đức hành xử trong mỗi cá nhân cũng như các cộng đồng rộng lớn. Và vì thế, vài người tỏ ra hoài nghi, họ nghĩ, chuyện trên chỉ đúng với các vương triều trong quá khứ hơn 2,5 nghìn năm trước - khi con người còn ít ỏi trên trái đất và các ham hố vật chất chưa rợn ngợp như bây giờ, các phương tiện chiến tranh chưa đáng sợ và có sức huỷ diệt hay xoá sổ cả hành tinh như bây giờ.
Để phản biện lại lập luận trên, gần đây, người ta được biết đến những tham luận về vấn đề đi tìm một thế giới hoà bình, từ lời dạy của Phật, của Chúa và của các vị sáng lập các tôn giáo lớn có đông tín đồ trên thế giới. Cụ thể, tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantianand Buddhist Perspective” được tác giả trình bày tại Diễn đàn Phật giáo và Xây dựng Hoà bình Thế giới, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính, tỉnh Ninh Bình (Việt Nam) ngày 9/5/2014. Theo đó, diễn giả chỉ rõ:
“Thời đại chiến tranh toàn cầu chống khủng bố đòi hỏi một lộ trình mới cho hòa bình thế giới. Triết gia Immanuel Kant chỉ ra rằng sự phát triển tiệm tiến của các thể chế con người là chìa khóa dẫn đến hòa bình thế giới, và rằng các nguyên tắc pháp luật, đạo đức và chính trị được thiết lập một cách toàn diện sẽ trở thành một động lực thúc đẩy quyền tự quyết của các cá nhân, các dân tộc và toàn nhân loại một cách có hệ thống. Một liên minh quốc tế vì hòa bình, nền hiến pháp cộng hòa quốc gia và luật công dân thế giới là những công cụ pháp lý cần phải được thực hiện.
Hơn nữa, Phật giáo đề cao hòa bình không chỉ trên phương
diện bản thể mà còn như một phương tiện. Phật giáo xác định bản
chất con người và cấu trúc của nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Phật
giáo có sức mạnh văn hóa có thể thúc đẩy và quy trách nhiệm đạo
đức cho con người trong việc đạt được các lý tưởng hòa bình: cơ sở chung