21. Trang 134
của hệ thống giá trị, đức hạnh, quyền và trách nhiệm, văn hóa bất bạo động, sự đoàn kết và lòng khoan dung. Bằng cách liên kết với các Phật tử, mọi người trên thế giới có thể cảm thấy đủ mạnh mẽ để đối phó với các vấn đề của thế giới đương đại.
Vì lẽ đó, đạo đức Phật giáo được gọi là một kỹ năng mang tính khái niệm cần thiết cho một dự án giáo dục hòa bình trong khi tiêu chuẩn đạo đức mà Kant đề xướng được gọi là một kỹ năng có tính kỹ thuật cần thiết cho phong trào phát triển nền pháp trị. Cả hai đều là những nhân tố bảo đảm cao nhất cho hòa bình, và do đó trở thành mô hình mới trong công cuộc điều hướng hòa bình. Sự hợp tác ở cấp độ địa phương như vậy có thể góp phần vào quá trình xây dựng và gìn giữ hòa bình trên toàn thế giới. Bây giờ là thời điểm chín muồi để giới thiệu một cách tiếp cận hợp nhất như vậy”.
Nếu tìm một sự kiện nói về đoàn kết tôn giáo và về giáo lý của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều có tôn chỉ là sống hoà bình, nhân ái, giúp đỡ cộng đồng và tôn trọng các tôn giáo khác thì chúng ta nên nhớ tới một sự kiện thời hiện đại mới diễn ra gần đây. Báo chí thế giới đã lạc quan và tràn đầy hứng khởi khi tường thuật lại sự kiện này, với những phát biểu minh triết và đầy trách nhiệm của những người có uy tín đến từ nhiều tôn giáo khác nhau. Cụ thể, tại Nihondaira, Shizuoka, Nhật Bản đã diễn ra buổi lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới với sự tham gia của nhiều thành viên thuộc các tôn giáo khác nhau, gồm: Thần đạo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo và Phật giáo.
Riêng Phật giáo, có nhiều tông phái khác nhau tham dự, đặc biệt là sự tham dự của Đức Dalai Lama và chư Tăng Tây Tạng. Trong buổi lễ cầu nguyện, mỗi nhóm tôn giáo đều thực hiện nghi thức cầu nguyện theo phong cách riêng của mình.
Lễ cầu nguyện đa tôn giáo này xuất phát từ sự ảnh hưởng bởi
một câu châm ngôn của hoàng tử Shotoku, một nhà truyền bá đạo