22. Trang 135

Phật thời sơ khai của Phật giáo tại Nhật Bản. Hoàng tử đã phát biểu rằng: “Sự hòa hợp được đánh giá cao; việc tránh sự chống đối tùy tiện là đáng được vinh danh”.  

Tại buổi lễ cầu nguyện, Đức Dalai Lama đã bày tỏ quan điểm: Ở đây, trước núi Phú Sĩ thiêng liêng, chúng ta, những thành viên của các truyền thống tôn giáo khác nhau đã cầu nguyện cho niềm hạnh phúc bền lâu của tất cả chúng sinh trên trái đất này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho sự phát triển của nền hòa bình, một điều kiện căn bản để có được hạnh phúc bền lâu. 

Tất cả những truyền thống tôn giáo chính của thế giới đều chuyển tải một thông điệp tương tự nhau về tình thương yêu, lòng bi mẫn, khoan dung và khắc kỷ. Vì thế, vấn đề quan trọng là, dù có những phương thức tiếp cận khác nhau, nhưng các truyền thống tôn giáo khác nhau này sống chung hòa hợp với nhau. 

Trong lịch sử, có những thời điểm xung đột bạo lực nổ ra vì vấn đề tôn giáo. Đây là điều đáng buồn, bởi vì các tôn giáo đều có điểm chung là trau dồi tình yêu thương, lòng bi mẫn và tha thứ, đây chính là những giá trị cần thiết cho xã hội mà chúng ta đang sống.

Ngài chia sẻ thêm, với tư cách là một tu sĩ Phật giáo, ngài đã gặp, tham gia các cuộc thảo luận và các buổi lễ cầu nguyện với những người thuộc nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Tất cả những người ấy đều phục vụ tín đồ của họ bằng cách dạy cho các tín đồ con đường đạo đức, mà về cơ bản là hướng đến điều thiện. Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo đều có chung mục đích là nuôi lớn tình yêu và lòng bi mẫn nơi con người. Dù các tôn giáo trình bày những quan điểm triết học khác nhau, bởi vì các tôn giáo đã phát sinh ở những vùng khác nhau, thời điểm khác nhau, nơi những người có khuynh hướng tinh thần khác nhau, nhưng mục đích của các tôn giáo thì vẫn giữ