28. Trang 141

đăm đắm vào một con đường, một tín ngưỡng, một vị giáo chủ (như chúa Giê-su, Thánh Ala hay Đức Phật, Đức Chúa trời…), để rồi họ cùng nhau sống tốt đời đẹp đạo, tôn trọng cảm xúc và các giá trị sống của người khác, của tôn giáo khác. 

Nhìn lại lịch sử thì các cuộc chiến tranh ác liệt làm đau đầu hoang mang cả thế giới hiện nay, đều có nguyên nhân đáng tiếc do chậm triển khai hiệu quả, quyết liệt nền giáo dục hoà bình. Cuộc xung đột ở Nga - Ukraine, cuộc chiến đẫm máu trên dải Gaza giữa Israel - Hamas rồi cả các thế lực ngầm, thế lực công khai khác nữa, đều là kết quả của việc hiếu chiến, việc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp phát sinh mà bất chấp nhiều giá trị nhân ái khác của một thế giới đang khát khao các giá trị tiến bộ. Các vị chủ soái ở hai điểm nóng chiến tranh đang “rung chuyển” truyền thông, dư luận, tâm trạng thế giới mỗi ngày kia, rồi các vị tướng lĩnh, các binh sĩ, cả những thường dân bị lôi kéo vô tình hay hữu ý vào đó… - tất cả họ, dường như đã bị ngọn lửa chiến tranh thiêu đốt trong đầu. Dù nhân danh điều gì đi nữa, thì chiến tranh vẫn không nên coi là giải pháp cần phải triển khai, là duy nhất, là đầu tiên, là biện pháp cuối cùng. Đặc biệt, các thế lực đứng đằng sau Hamas là ai? Ai đã tiếp tay, cung cấp đủ “nhân tài vật lực” rồi trục lợi khi Israel đem quân vào lãnh thổ dải Gaza với một nhà nước độc lập được Liên hợp quốc công nhận từ nhiều thập niên qua? Báo chí thế giới nói nhiều về các phe phái trong cuộc chiến này, các cái tên được nhắc đến nhiều là Mỹ, Iran, rồi các lực lượng vũ trang được công nhận và không được công nhận khác nhau ở dải Gaza và ở các quốc gia lân cận. Chiến tranh ở Gaza, nhưng vì sao các đối tượng lại tấn công vào các cơ sở có “bàn tay” của Mỹ ở nhiều nơi? Vì sao các chiến binh ở nước khác lại nã đạn pháo vào Israel để bênh vực Hamas? Chỉ ít ngày trong tháng 10 năm 2023, 3 căn cứ quân sự của Iraq, vốn được binh sĩ Mỹ sử dụng đã bị tấn công tới 5 lần. Bộ Ngoại