30. Trang 143
Tất cả, về bản chất là câu chuyện về nhận thức, sự lựa chọn giữa hành động theo hướng chiến tranh hay theo hướng hoà bình. Lịch sử nhân loại ghi rõ, từ cuối những năm 1940, tức là sau chiến tranh thế giới thứ 2, các chủ thuyết về giáo dục hoà bình đã được đưa ra. Lúc ấy, nhân loại vẫn còn choáng váng trước sức mạnh, sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản, khiến 140 nghìn người chết theo cách thảm khốc nhất. Lúc ấy, hậu quả của đệ nhị thế chiến quá lớn và loài người ghê sợ chiến tranh thật sự. Chủ thuyết về giáo dục hoà bình được đưa ra, nếu nó sớm lan toả, hữu hiệu trong cuộc sống của cả thế giới, thì chỉ chục năm sau, loài người đã có những nhân cách yêu hoà bình, phản đối chiến tranh, thì hậu quả các cuộc chiến tranh, xung đột không kinh khủng như bây giờ.
Năm 1949, khi Thực dân Pháp ầm ầm đem vũ khí đạn dược
và cả binh lính tinh nhuệ hòng tái chiếm Việt Nam, chúng ta xúc
động thấy hình ảnh chị Raymonde Dien (một phụ nữ sinh năm
1929, tại miền Tây nước Pháp), tại một nhà ga xe lửa của Pháp,
chị đã nằm xoài ra, vắt ngang thân mình qua đường ray để chặn
đoàn tàu lại. “Chiến tranh” và bóng ma kinh hoàng của nó đã phải
chào thua, đoàn tàu chở vũ khí phải dừng lại trước thân hình mảnh
mai của cô gái 20 tuổi Raymonde Dien. Cùng chặn đoàn tàu cùng
“chị” còn có nhiều người yêu hoà bình nữa. Một con đường ở TP.
Hồ Chí Minh Việt Nam đã mang tên “chị” Ramonde Dien, ở Nga,
trong công viên, họ dựng bức tượng người nằm ra đường ray, chặn
đoàn tàu hoả chở vũ khí chiến tranh. Chị đã nằm trên đường ray
ngăn chiến tranh xâm lược một đất nước ở cách xa chị hàng chục
nghìn cây số. Sau hành động đáng khâm phục trên, chị Raymonde
Dien đã bị toà án ở Pháp kết án tù. Nhân dân cả nước Pháp lúc bấy
giờ đồng loạt phản đối, gây sức ép buộc nhà cầm quyền phải thả
“biểu tượng yêu hoà bình”.