2. Trang 147

Masanobu Fukuoka (1913 - 2008) là một nhân vật có ảnh hưởng với ngành nông nghiệp tự nhiên. Là một nông dân và triết gia người Nhật ở đảo Shikoku, Masanobu Fukuoka là người tiên phong giới thiệu phương pháp nông nghiệp “không làm gì cả” đến toàn thế giới. Kỹ thuật làm nông tự nhiên của ông không cần đến máy móc hay nhiên liệu hóa thạch, không cần tới hóa chất, chẳng cần ủ phân và thậm chí nhổ cỏ rất ít. Trên những thửa ruộng của mình, Fukuoka không cày xới đất, không tiêu diệt côn trùng, sâu bọ, vậy nhưng ông vẫn thu được sản lượng lúa bằng hoặc cao hơn so với hầu hết các nông trại hàng đầu Nhật Bản. 

Bắt đầu làm nông sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, với triết lý quay về với tự nhiên, Fukuoka đã đi ngược lại với cách làm nông hiện đại của nông dân khắp thế giới vào thời điểm ấy. Ông cho rằng loài người đang đi sai đường, phản ánh trong sự xuống cấp của môi trường là hậu quả của con đường vật chất mà loài người đã lựa chọn. “Dường như đã qua rồi cái thời cái gì càng có nhiều thì càng rẻ, khi mà ta có thể kiếm tiền đơn giản bằng cách sản xuất những gì mà người ta cần, cái thời của nền kinh tế địa phương quy mô nhỏ” ông viết trong quyển Gieo mầm trên sa mạc. Trong chuyến du ngoạn khắp châu Âu, ông nhận ra sự mất cân bằng trong giá cả nông sản và sự thao túng dòng tiền của những công ty thương mại trung gian trong ngành sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Ông gọi đó là nền kinh tế bạch tuộc hút tiền mà nằm ở trung tâm là các chính trị gia và tổ hợp quân sự - công nghiệp - chính phủ (trái tim con bạch tuộc) - những kẻ có quyền lực được tập trung hóa. “Tám cái xúc tu của con bạch tuộc là công cụ để phục vụ trong trái tim bạch tuộc đó bao gồm (1) duy trì mạng lưới vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt và đường hàng không (2) kiểm soát các đầu mối quản lý hệ thống vận tải (3) giám sát truyền thông (4) thiết lập một mạng lưới thông tin kinh tế (5) giáo dục và cố vấn quản trị (6) kiểm soát các thiết chế tài chính (7) kiểm soát thông tin (8) kiểm