6. Trang 151

cái tổng thể hoàn hảo, không có sự phí phạm nào, không có cái gì gọi là vô dụng và tất cả vạn vật đều làm tốt nhất nhiệm vụ của mình”. 

Masanobu Fukuoka qua đời năm 2008, thọ 95 tuổi, sau khi đã dành 70 năm cuộc đời để sống và truyền bá phương pháp làm nông tự nhiên ở Nhật Bản và nhiều quốc gia trên thế giới. Ông tham gia nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, gặp gỡ nhiều chính trị gia, quan chức chính phủ, các nhà khoa học và những nhà nông khắp lục địa Á, Âu, Phi. Năm 1988, cựu Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi đã trao cho Fukuoka bằng danh dự cao nhất của trường đại học Visva-Bharati và tuyên bố canh tác tự nhiên là phương pháp để nuôi dưỡng chân lý. Trong cùng năm này, ông được trao giải thưởng Ramon Magsaysay cho dịch vụ công ở Philippines, đây thường được gọi là “Giải Nobel của châu Á”. Năm 1997, ông trở thành người đầu tiên nhận được giải thưởng của Hội đồng Trái đất, giải thưởng được trao cho những người đóng góp vào việc bảo tồn môi trường toàn cầu. Hai quyển sách ông viết Cuộc cách mạng của một cọng rơmGieo mầm trên sa mạc đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người quay trở về lối sống làm nông thuận tự nhiên. Hơn một thập kỷ sau khi Masanobu Fukuoka qua đời, phương pháp làm nông của ông đã trở thành xu hướng của thế giới, nông dân toàn cầu đang dần quay về tự nhiên sau khi đã quá chán ngán với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại gây hại cho môi trường, suy thoái đất đai. 

*** 

Điều đáng ngạc nhiên là sự quay về của Masanobu Fukuoka diễn ra khi ông còn rất trẻ, khi chỉ mới 25 tuổi. Masanobu Fukuoka từng là một người làm việc say mê trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông nghiệp Gofu ngành Bệnh học cây trồng, ông được nhận vào làm việc ở bộ phận Thanh tra cây trồng thuộc Cục Hải quan Yokohama. Công việc