7. Trang 152

chính của ông là kiểm tra các loại cây trồng được đưa tới và đưa đi để tìm các loại côn trùng mang bệnh. Công việc khá thuận lợi và ông dành thời gian rảnh để nghiên cứu các đề tài về bệnh trên cây trồng. Nhiều lần vì làm việc quá độ ông đã ngất xỉu trong phòng nghiên cứu. Hệ quả là ba năm sau khi làm việc ở Yokohama, ông bị mắc chứng viêm phổi cấp, thứ làm ông đối diện với nỗi sợ chết. Sau khi hồi phục ông bắt đầu đặt câu hỏi về ý nghĩa sự tồn tại của con người và chìm đắm trong nỗi trầm cảm ngày qua ngày. 

Vào một đêm lang thang trong vô định Fukuoka bị kiệt sức và đổ xuống dưới một gốc cây nhìn ra bến cảng. Ông ngồi đó mê mụ, ngủ thức lơ mơ cho đến hừng đông hôm sau. Đột nhiên một con diệc ăn đêm xuất hiện kêu lên một tiếng chói tai rồi bay mất về phía xa. Khoảnh khắc ấy đã khiến Fukuoka như bừng tỉnh. “Mọi hoang mang, mọi thống khổ từng ám ảnh tôi biến mất cùng với làn sương buổi sớm. Tôi thấy núi, thấy sông, thấy cỏ cây, những đóa hoa, những con chim nhỏ và những cánh bướm như thể mới lần đầu. Tôi cảm thấy nhịp đập rộn ràng của sự sống, sướng vui khi nghe thấy tiếng chim hót và âm thanh của lá cây xào xạc. Chỉ trong một phiến lá, một nhánh hoa, tôi rung động nhận thức rõ mọi hình tướng xinh đẹp của thế gian này. Cái tôi đã trông thấy đó đơn giản chỉ là màu xanh của lá cây lấp lánh trong nắng. Tôi không thấy vị thần linh nào ngoài bản thân đám cây, tôi cũng không nhìn ra một linh hồn thực vật nào ẩn trong đám cây ấy cả. Khi nhìn thế gian với một tâm trí rỗng rang, tôi đã có thể nhận thấy rằng thế giới ở trước mắt tôi là hình tướng thật của tự nhiên và là vị thần duy nhất tôi thờ phụng”. Trải nghiệm buổi sáng ngày hôm ấy đã thay đổi cuộc đời Fukuoka mãi mãi. Ông nộp đơn xin nghỉ việc, đi lang thang vô định một thời gian rồi trở về nông trại của cha mẹ ông ở đảo Shikoku, và nơi đây đã trở thành nơi làm việc và sinh sống của Fukuoka cho đến cuối đời. 

Có một chi tiết thú vị khi tôi đọc câu chuyện của Masanobu Fukuoka đó là sự xuất hiện của một con diệc phá vỡ không gian