11. Trang 156

ngập nước ven biển hoặc vùng ngập triều và vùng đất ngập nước nội địa hoặc không triều. Các thực vật và động vật ở các vùng đất ngập nước ven biển chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi hoạt động của thủy triều. Độ mặn cao và sự dao động của mực nước làm cho hầu hết các sinh vật sống trong khu vực gặp khó khăn. Do đó, vùng đất ngập nước ven biển có tính đa dạng về loài thấp do nhiều loài không chịu mặn, đặc biệt là các loài thực vật. Bãi bồi và bãi cát là hai ví dụ phổ biến của đất ngập nước ven biển. Trong khi đó, đất ngập nước nội địa nằm trong vùng ven sông, nơi sông, suối, hồ và ao là nguồn nước chính cho môi trường sống. Bãi cỏ và đồng cỏ ẩm ướt là hai ví dụ. 

Trong nhiều thế kỷ, các vùng đất ngập nước được xem là vùng đất hoang, nơi thoát nước và sinh sản của muỗi, vì thế chúng thường xuyên được cải tạo mục đích sử dụng thành đất nông nghiệp và xây dựng đô thị. Điều này đã dẫn đến sự phá hủy và suy thoái nhiều hệ sinh thái đất ngập nước, theo thời gian chúng suy giảm với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu. Mãi cho đến sau này các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước. Đất ngập nước hoạt động như những bộ lọc tự nhiên có thể cải thiện chất lượng nước, giảm nguy cơ phú dưỡng cũng như lưu trữ một lượng lớn trầm tích. Các vùng đầm lầy bổ sung nguồn cung cấp nước: ở các thảo nguyên băng giá phía bắc, một hecta đất ngập nước có rừng bao phủ lớp đất thấm có thể giải phóng tới 939.500 lít nước mỗi ngày vào mạch nước ngầm. Vùng đất ngập nước còn là bể chứa carbon có ý nghĩa quan trọng đối với biến đổi khí hậu toàn cầu, ví dụ, các vùng đất than bùn toàn cầu có thể lưu trữ từ 400 đến 500 gigaton carbon. Chúng cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các sinh vật khác nhau như cá, tôm, động vật có vú và bao gồm cả chim nước (diệc, cò). Các loài chim nước nói chung đã trở thành một trong những đối tượng cư trú chính trong môi trường sống này, chúng sử dụng khu vực này để kiếm ăn, làm tổ và nếu thuận lợi