13. Trang 158

Những người quan tâm đến việc bảo tồn chim nước và cá đã đi đầu trong việc kêu gọi ngừng phá hủy đất ngập nước. Một hành động quốc tế là cần thiết. Nhiều vùng đất ngập nước nằm trên ranh giới quốc gia hoặc có nguồn cung cấp nước từ các nước láng giềng. Sự tuần hoàn của nước trong bầu không khí thực sự mang tính quốc tế. Cá nở ra ở vùng đất ngập nước của một quốc gia này có thể được đánh bắt khi trưởng thành ở những quốc gia khác hoặc trên biển cả. Chim nước di cư hàng nghìn ki-lô-mét hai lần một năm cũng bỏ qua ranh giới và cần các vùng đất ngập nước của nhiều quốc gia để nghỉ ngơi, kiếm ăn và sinh sản. Cuối cùng, nếu các nước đang phát triển được giúp đỡ để sử dụng các vùng đất ngập nước của họ một cách khôn ngoan thì phải có các thỏa thuận quốc tế về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. 

Vào ngày 3/2/1971 tại thị trấn Ramsar thuộc Iran, đại diện 18 quốc gia đã ký tên vào một hiệp ước đáng chú ý. Công ước Ramsar là công cụ đầu tiên trong số các công cụ hiện đại nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi toàn cầu. Công ước Rasmar quan tâm đến nhóm sinh cảnh bị đe dọa nhiều nhất: các vùng đất ngập nước nơi cư trú của các loài chim nước. Đó là các vùng nước nông - hồ ao, sông và các dải ven biển - và các vùng đất nào bị nước bao phủ hoặc bão hòa thường xuyên hoặc không liên tục - xóay nước, đầm lầy, đồng bằng ngập lụt và những rạn san hô. Sau 5 thập kỷ, đến nay đã có 171 quốc gia tham gia ký kết Công ước Ramsar, đồng ý ưu tiên bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước bằng cách liệt kê các vùng đất ngập nước được đánh giá có tính quốc tế quan trọng và cam kết duy trì đặc tính sinh thái của chúng. Tính đến tháng 6/2020 đã có 2.391 khu Ramsar được thành lập trên toàn thế giới là một đóng góp ấn tượng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.