18. Trang 163
thành tìm thấy thức ăn cực kỳ phong phú trong những khu rừng bị ngập lụt. Nhiều trứng trôi vào khu rừng ngập. Ở đây cá lớn lên, kiếm ăn và hình thành những đàn cá có hơn 150 loài rốt cuộc cũng rời bỏ khu rừng ngập này. Vào mùa khô, nhiều loài cá ra khỏi hệ thống hồ trong khi những con khác quay trở lại những chỗ sâu ở khu vực hồ vĩnh cửu.
Các bãi bồi đưa các loại vật chất thường ở trên đất liền vào trong hệ thống của hồ. Các thứ này gồm thực vật thối rữa, cây, bụi cây, cả côn trùng và các sinh vật nhỏ hơn. Lũ lụt làm tăng mạnh các chất dinh dưỡng trong hệ thống của hồ và các sinh vật sống trong hệ thống đó. Chất dinh dưỡng càng nhiều cá càng phát triển mạnh và ngư dân bắt được càng nhiều cá. Vì vậy chừng nào còn có lụt hàng năm thì vẫn còn mối quan hệ trực tiếp giữa chiều cao của lũ và lượng cá trên hồ Tonle Sap. Lũ sớm và cao cũng đưa nhiều trầm tích vào hồ, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thực vật dưới đáy hồ làm tăng nguồn thức ăn sẵn có cho cá mà còn làm nhiều vùng đất thêm màu mỡ nhờ trầm tích lắng đọng khi lũ rút, điều này giúp phục hồi các khu rừng bị ngập.
Tonle Sap là ngư trường nội địa lớn nhất thế giới. Mỗi năm
người ta thu hoạch được hơn 50.000 tấn cá từ hồ này. Nghề cá
được xem là sinh kế chính của 1,2 triệu người sống ở các ngôi làng
bên trong hay gần khu vực rừng ngập quanh hồ Tonle Sap. Từ thập
niên 1990 đến thập niên đầu thế kỷ 21, số dân sống dọc theo hồ
Tonle Sap tăng ba lần. Ngư dân tăng lên khiến lượng cá đánh bắt
hàng năm tăng gấp đôi. Điều này làm giảm lượng cá đánh bắt trên
đầu người và xu hướng giảm sản lượng cá đánh bắt trên đầu người
vẫn tiếp tục giảm đến ngày nay. Bên cạnh đó, việc đánh bắt cá quá
mức và kiểu “đánh bắt cá phía dưới chuỗi thức ăn” (đánh bắt cá lớn
- loài săn mồi trong chuỗi thức ăn) dẫn đến việc giảm toàn bộ các
loại cá trong hồ. Ngày nay lượng cá đánh bắt được trên hồ Tonle
Sap ngày càng giảm và cần có các biện pháp bảo tồn thông minh.