22. Trang 167
tự nhiên khoảng 8 đến 10 tỷ đô la. Trầm tích do lũ lụt hàng năm của con sông mang lại là phần tạo lập cơ bản của đồng bằng sông Cửu Long. Không có nó, đất của đồng bằng này sẽ rã ra trong điều kiện tự nhiên và với việc khai thác nước ngầm quá mức và mực nước biển dâng cao, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi. Dòng trầm tích đến vùng đồng bằng cũng thật sự quan trọng trong việc giữ bờ sông và các khu vực ven biển. Khi tốc độ nước chậm lại lúc dòng sông ra đến biển, các trầm tích nặng nhất lắng đọng dọc theo bờ sông và khu vực cửa sông ven biển, tạo nên nguyên một vùng đất. Trong 3.000 năm qua, hằng năm sông Mekong đã vận chuyển khoảng 150 triệu tấn trầm tích trong hệ thống của nó đến đồng bằng này.
Như đã đề cập, các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng
Mekong giữ lại hơn một nửa trầm tích trong hệ thống sông
Mekong. Nhưng tác động của các đập trên các loại trầm tích khác
nhau cũng khác nhau. Chúng giữ lại các trầm tích nặng hơn kiến
tạo nên vùng đồng bằng và để lại các hạt trầm tích mịn hơn trôi đi.
Do các trầm tích mịn hơn thường lơ lửng trên suốt đường ra biển,
nên việc giảm 50% tải lượng trầm tích sẽ làm giảm nhiều hơn 50%
lượng trầm tích lắng lại được trên đồng bằng này. Nếu tất cả 11 đập
trên dòng chính sông Mekong được xây, cùng với một số đập trên
sông nhánh, 96% trầm tích của sông Mekong sẽ bị giữ lại sau vách
các hồ chứa. Việc mất đi trầm tích không chỉ làm giảm sản lượng
cá trong hệ sinh thái sông Mekong mà còn tạo ra hiện tượng “sông
đói” làm xói mòn bờ sông, kéo các công trình ven bờ sụt xuống
sông và xé rách thảm thực vật giữ bờ sông nguyên vẹn. Mất mát
tài sản, nhà cửa, gia súc, nông cụ do xói mòn sông là hậu quả của
hiện tượng sông đói. Vào cuối năm 2017, 12.000 gia đình đã được
tái định cư ở vùng đồng bằng và chính quyền Việt Nam ước tính
hơn 500.000 người sẽ phải chuyển khỏi các khu vực bị lở đất trong
những năm tới.