23. Trang 168

Đất xói mòn do thiếu trầm tích chỉ là một phần nguyên nhân khiến người dân di cư. Các chuyên gia về phát triển bền vững sông Mekong ở Việt Nam trong một hội nghị khoa học ở Cần Thơ cho rằng các con đập của Trung Quốc đã gây ra tình trạng hạn hán ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Họ khẳng định nếu không có các con đập của Trung Quốc giữ lại lượng nước khổng lồ vào mùa khô sẽ có nhiều nước ngọt hơn, làm giảm độ xâm nhập mặn và cung cấp nhiều nước ngọt hơn cho nông nghiệp ở đồng bằng này. Do xâm nhập mặn ăn sâu vào vùng châu thổ và tần suất hạn hán ngày càng tăng, nông dân trong vùng đang lấy nước từ các tầng ngậm nước dưới đất. Khi đồng bằng này sụt lún vì khai thác nước ngầm, nhiều nước biển sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, điều này sẽ tiếp tục tăng nhu cầu khai thác nước ngầm. Vòng xoay này cứ tiếp tục không nghỉ cho đến khi người dân buộc phải rời bỏ đất đai của họ hay chính quyền can thiệp các biện pháp hạn chế việc bơm nước. “Ngay từ đầu chúng tôi cần một tổ chức bao trùm thiết lập tầm nhìn phát triển cho vùng đồng bằng. Thật không may vai trò đó lại giao cho các kỹ sư chỉ nhìn thấy ba thứ: sản xuất lúa gạo, quản lý nước ngọt và sử dụng đất đai. Như thể vùng nước ven biển thuộc trách nhiệm người khác, không nằm trong tầm nhìn của họ. Họ không xem nước lợ và nước mặn là tài nguyên. Theo quan điểm của họ, xâm nhập mặn là tai họa của vùng đồng bằng. Vì thế họ xây dựng đủ thứ hạ tầng giữ nước ngọt cho trồng lúa”, Nguyễn Hữu Thiện, nhà sinh học bảo tồn và chuyên gia phát triển bền vững bày tỏ. “Các kỹ sư nghĩ theo lối đó là bởi vì họ được dạy rằng con người là giới ưu việt. Họ được dạy rằng công nghệ có thể thay đổi thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ chúng ta. Những gì họ muốn rất hẹp hòi. Họ không tôn trọng quy luật tự nhiên và không trân trọng sự đa dạng tài nguyên ở vùng đồng bằng. Điều họ muốn là gạo nhiều hơn và nhiều gạo hơn sẽ làm cho chúng tôi giàu có hơn, đó là lý lẽ của họ”. 

Vì đồng bằng của Việt Nam nằm ở cuối hạ nguồn sông Mekong, ảnh hưởng qua lại của các tác động từ thượng nguồn và