24. Trang 169

biến đổi khí hậu là mạnh mẽ và phức tạp nhất. Đồng bằng này lại là khu vực đông dân nhất của sông Mekong. Tuy nhiên dân số ngày càng tăng ở Lào, Campuchia và Thái Lan sẽ tiếp tục gây áp lực lên việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và nước. Chính phủ Lào muốn xây dựng hơn 140 đập trong phần lưu vực sông Mekong ở nước này. Trong mắt nhà nước Lào, sự hấp dẫn của việc xây đập thủy điện nằm ở chỗ người dân vùng cao sẽ phải xuống khỏi vùng đồi núi tham gia vào thị trường lao động quốc gia. Nhưng hơn thế, chính quyền Lào từ giữa những năm 1990 đã muốn định vị nước này là “Nguồn điện Đông Nam Á”, chiến lược mà nhiều người từ lâu mong muốn là vũ khí quyền năng sẽ mang lại cho Lào ngoại tệ mạnh cần có để cuối cùng được xếp vào hàng ngũ các nước hùng mạnh, thống nhất và về mặt chiến lược bảo vệ mình trước các nước láng giềng. 

Theo Brian Eyler, cơn sốt xây đập ở Lào cũng như chính sách ưu tiên lúa của Việt Nam là những ý tưởng có thể dẫn đến sự phá hủy sinh kế và nền tảng tài nguyên thiên nhiên hạ nguồn sông Mekong và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thay vào đó, Brian Eyler cho rằng có một giải pháp tốt hơn khi cả Lào và Campuchia đều có tiềm năng năng lượng mặt trời và gió. Nếu Việt Nam đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của mình bằng cách đầu tư vào một loạt dự án sản xuất năng lượng lớn ở Lào và Campuchia - một danh mục đầu tư tối đa hóa năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và giảm tối đa thủy điện - thì sẽ mở ra một tương lai kinh tế và hệ sinh thái tươi sáng cho toàn bộ khu vực. “Việt Nam có thể cân bằng kế hoạch hỗn hợp năng lượng của mình bằng cách giúp các nước láng giềng phát triển sản xuất năng lượng mặt trời, gió và sinh khối, đồng thời nhập khẩu điện từ những nguồn đó thay vì từ các con đập. Đó là giải pháp đôi bên cùng thắng, bảo vệ được hệ sinh thái cốt lõi và điều kiện tự nhiên của dòng sông vì nó sẽ loại bỏ các con đập có tác động mạnh nhất ra khỏi danh sách dự án”, Brian Eyler kết luận.