26. Trang 171
quan trọng nhất trong bất kỳ cuộc thảo luận nào. Kết nối không chỉ là một cách nghĩ về dòng Mekong mà còn là một mô hình hiệu quả cao để suy nghĩ về việc bảo tồn bất kỳ các dòng sông lớn nhỏ nào của thế giới”, Brian Eyler kết thúc quyển sách bằng một dự đoán. “Nếu ngày hôm nay chúng ta - các quốc gia Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam - không xem dòng sông và cảnh quan xung quanh như một hệ thống kết nối và cùng nhau hành động để bảo tồn, ngày tàn của dòng Mekong hùng vĩ đã đến”.
Trong phần đầu của quyển sách, Brian Eyler có một lưu ý rằng anh không thành kiến với Trung Quốc và thấu hiểu được thế lưỡng nan trong phát triển của Trung Quốc và 4 quốc gia hạ Mekong. “Nếu cuốn sách này chống lại điều gì thì đó chính là mô hình phát triển mà Trung Quốc đã sao chép của phương Tây. Mô hình này được xác lập bởi chủ nghĩa tư bản chú trọng đầu tư và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, đánh đổi bằng thiệt hại trong việc bảo vệ các cộng đồng và đa dạng sinh học tự nhiên”, Brian Eyler viết. Một trong những cộng đồng mà Brian nhắc đến trong quyển sách chính là ngôi làng Nanpenzhong thuộc tộc người Akha, một sắc tộc từng được các nhà nhân chủng Trung Quốc thời Mao Trạch Đông xem là một trong những sắc tộc “nguyên thủy” và “lạc hậu” nhất Trung Quốc. Hơn 2 triệu người Akha sống trên cao ở vùng núi phía nam Vân Nam, đông Myanmar, vùng đồi núi phía bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam. Nhà nhân chủng học Patricia Pelley cho biết theo quan điểm của dân đồng bằng châu Á “càng cao càng man rợ” và không ai sống ở nơi cao hơn người Akha.
Người Akha sống bán du cư, liên tục di chuyển chỗ ở và đi xa
về phía nam để tìm kiếm các nguồn thức ăn. Họ giống như nhiều
nhóm sắc tộc Zomia chiếm giữ các sườn dốc ở vùng cao tây nam
Trung Quốc và lục địa Trung Quốc, đốt nương phát rẫy để trồng
trọt. Hầu hết dân đồng bằng cho rằng việc đốt nương phát rẫy
không ngớt tạo ra những sườn núi khô cằn nhưng điều này không