27. Trang 172
có cơ sở thực tế. Canh tác đốt nương phát rẫy thường luân phiên sử dụng các mảnh đất cố định để trồng lúa, khoai hay các loại cây trồng tự cung tự cấp khác. Ở vùng quanh nơi ở cộng đồng, đất để trồng trọt được chọn theo độ màu mỡ, vị trí và độ dày thảm thực vật. Sườn đồi sau đó được dọn sạch cây và bụi rậm rồi đốt để tạo ra phân hữu cơ trước khi trồng trọt. Tùy vào chất lượng của đất trên đồi, nó có thể sử dụng trong thời gian khoảng từ 2 đến 10 năm trước khi mưa và các loại cây trồng lấy đi hết chất dinh dưỡng. Khi đã cạn kiệt chất dinh dưỡng, nương rẫy đó được để yên không trồng trọt trong khoảng 10 năm để phục hồi và quá trình đó sẽ được lặp lại trên sườn dốc bên cạnh. Cộng đồng càng nhỏ, số nương rẫy canh tác càng ít.
Phần lớn những người chê trách mô hình “đốt nương làm rẫy” không nhận ra quá trình này chỉ chọn một số mảnh đất cố định, đồng thời những dải rừng rộng lớn bao quanh nơi trồng trọt được giữ nguyên và bảo vệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng trồng trọt kiểu đốt nương phát rẫy là hoạt động cần thiết giúp dân vùng cao như người Akha duy trì một bản sắc độc đáo và tách biệt hẳn với cơ chế của nhà nước vùng xuôi. Trồng trọt phát nương đốt rẫy là một “đặc điểm ngăn trở nhà nước” mang lại dư dả lương thực và không để những người miền ngược như Akha bị đánh thuế như những thần dân của triều đình. Hơn nữa, phát rẫy đốt nương khi kết hợp với các nghi lễ trồng lúa theo lịch của người Akha, thúc đẩy việc tiếp cận cởi mở và bình đẳng đối với các nguồn tài nguyên cơ bản, sở hữu chung đất đai và các ranh giới mở là điều kiện vật chất tạo nên nền tảng chủ nghĩa bình quân của người Akha.
Thu hoạch từ canh tác nương rẫy thường không đủ để duy trì
đời sống, vì vậy những người sống ở vùng cao cũng cần phải vào
các khu rừng xung quanh tìm trái cây, săn thú vật và các thứ khác
như nấm và măng để thêm vào bữa ăn của họ. Duy trì sự cân bằng
này giữa trồng trọt và săn tìm thức ăn có nghĩa rằng việc bảo vệ