28. Trang 173

rừng là điều tối quan trọng để tồn tại và theo truyền thống người Akha, điều đó được thực hiện thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ về văn hóa. Văn hóa người Akha mô tả các khu rừng ngoài làng là vùng đất của những linh hồn tự do rong ruổi và những con vật hoang dã mạnh mẽ do những linh hồn đó làm chủ. Người Akha chỉ có thể tiếp cận không gian đó để săn những loài thú hoang an toàn và có nhiều như lợn rừng, hươu và gấu. Chỉ thấy thôi, chưa nói đến chuyện giết, các động vật hoang dã quý hiếm như trâu rừng, báo hay tê giác, là người đó và gia đình anh ta sẽ gặp bất hạnh lớn. Tương tự, cây từ khu rừng cấm không bị đốn hạ vì chúng cũng có linh hồn chiếm hữu. Gỗ xây nhà và làm củi chỉ có thể được thu nhặt từ các rừng cộng đồng gần làng. Các khu rừng cộng đồng đóng vai trò lớp đệm giúp duy trì nguồn tài nguyên có thể sử dụng giữa làng và khu vực cấm bao quanh làng. 

Câu chuyện của tộc người Akha khiến tôi liên tưởng đến đời sống của người Ê đê được Anne de Hauteclocque-Howe đề cập trong quyển sách Người Ê đê - Một xã hội mẫu quyền.

Người Ê đê cư trú ở tỉnh Đắk Lắk - vùng đất được tưới tiêu bằng nhánh sông chính của dòng Srê Pok (một chi lưu của sông Mekong) và nhiều nhánh phụ của nó. Đời sống ở Đắk Lắk tuân theo nhịp điệu của việc canh tác lúa, vốn là nền tảng của lương thực. Nhịp điệu này phụ thuộc vào chế độ gió mùa và một năm gồm hai kỳ: một thời kỳ canh tác trùng với mùa mưa, từ tháng Năm đến tháng Mười một; và một thời kỳ trong đó các hoạt động nông nghiệp trở thành thứ yếu, dành ưu tiên cho các công việc thủ công, nhất là các hoạt động xã hội và tôn giáo, tương ứng với mùa khô. 

Người Ê đê là những người trồng trọt canh tác bán du cư. Phương thức canh tác chủ yếu là khai hoang một vạt rừng làm rẫy. Thân và cành sau khi đã được phơi nắng, được đốt đi. Những thứ còn sót lại sau lần đốt thứ nhất được cào và gom lại cho lần đốt thứ hai rồi chỗ tro đó được cào rải lần nữa. Vào những cơn mưa