33. Trang 178

ô uế hay xúc phạm thì người ta phải tạ lỗi. Đất đai của một thị tộc - người Ê đê theo chế độ hôn nhân thị tộc - và sự phì nhiêu của nó gắn liền trực tiếp với cách xử sự của những người mà nó nuôi sống, đặc biệt là cách xử sự của họ về quan niệm tính dục (những hành vi nghiêm trọng và gây nguy cơ cho sự phì nhiêu của đất trước hết là tội loạn luân trong nội bộ thị tộc hay giữa các thị tộc thông gian), một số động tác nhại lại các nghi lễ tang chế với một ý định xấu như chôn cơm nguội trong rẫy người khác hay đắp một nấm mộ giữa rẫy, cả hai hành động này đều làm ô uế đất, còn gây ra sự suy thoái đến mức hủy diệt dòng họ của người chủ sở hữu đám rẫy. 

Pô lăn là thuật ngữ người Ê đê dùng để chỉ người chủ sở hữu đất. Pô lăn chịu trách nhiệm về sự phì nhiêu và phồn vinh trên đất đai của mình, những thứ này tùy thuộc chủ yếu vào sự phong phú và phân bố đều của lượng mưa. Giữ gìn cho đất được màu mỡ đòi hỏi người pô lăn phải có kiến thức chính xác về biên giới lãnh địa của mình được hình thành bởi các điểm mốc thiên nhiên như suối, đầm, đá tảng, các bụi tre và ngay cả một vài cây cối nào đó, theo luật tục, pô lăn phải đi thăm khắp lượt 7 năm một lần. Chính kiến thức này làm nền tảng cho quyền sở hữu đất. 

Người Ê đê và Akha sống ở hai quốc gia khác nhau, lịch sử và ngôn ngữ của họ rõ ràng khác biệt nhưng khi nhìn vào văn hóa của họ, điều chúng ta dễ dàng nhận ra điểm chung chính là họ rất tôn trọng tự nhiên. Họ khai thác rừng nhưng không làm cho rừng kiệt quệ. Họ làm rẫy, trồng lúa nhưng họ không bao giờ để cho đất đai thoái hóa, bạc màu vì hóa chất. Việc thần thánh hóa từng gốc cây, con suối trong văn hóa của người Ê đê có thể dễ khiến người ta quy cho họ là những kẻ “mê tín dị đoan”, nhưng chính sự kính trọng họ dành cho thiên nhiên đã giúp cho đời sống của họ yên bình, đủ đầy và được thiên nhiên bảo bọc. 

Còn thêm một điểm chung giữa làng Nanpenzhong (Vân Nam, Trung Quốc) và những ngôi làng của người Ê đê sống ở Đắk