35. Trang 180
Bắc Mỹ, từ đó hút carbon dioxide khỏi bầu khí quyển, làm lạnh hành tinh và dẫn đến mực nước biển giảm hàng chục mét. Sự biến đổi khí hậu này đã xóa sổ 85% sự sống trên toàn trái đất.
Cuộc tuyệt chủng thứ hai diễn ra cuối kỷ Devon, cách đây 383 - 359 triệu năm trước, một loạt các xung đột đến nồng độ oxy trong đại dương giảm mạnh và cuối cùng khiến 75% các loài trên trái đất biến mất trong khoảng thời gian 20 triệu năm. Có khá nhiều giả thuyết liên quan đến sự tuyệt chủng này. Một khu vực đá núi lửa lớn ngày này gọi là “Bẫy Siberia” đã phun trào ra 380.000 mét khối dung nham và giải phóng khí sulfur dioxide vào khí quyển, gây ra mưa acid có thể đã dẫn đến cuộc tuyệt chủng. Thực vật quá phát triển cũng có thể góp phần. Các nhà khoa học cho rằng khi các loài thực vật trở nên lớn hơn, rễ chúng sâu hơn và làm tăng tốc độ phong hóa đá. Quá trình này làm cho các dinh dưỡng dư thừa chảy từ đất liền vào đại dương nhiều hơn, gây ra sự phát triển của tảo nhưng cũng dẫn đến sự hình thành vùng chết trong nước của trái đất vì khi tảo chết đi, nó sẽ lấy đi oxy từ các đại dương. Không chỉ thực vật bị bệnh mà sự lan rộng của cây cối cũng sẽ hút carbon dioxide ra khỏi bầu khí quyển và điều này có thể gây ra hiện tượng nguội lạnh toàn cầu.
Một vụ phun trào núi lửa lớn giải phóng các chất hóa học đã tước bỏ tầng ozon của trái đất, khiến các sinh vật sống tiếp xúc trực tiếp với bức xạ chết chóc của mặt trời, được cho là đã gây ra cuộc tuyệt chủng thứ ba - cuộc tuyệt chủng kỷ Permi - Trias xảy ra vào 252 triệu năm trước. Đây là sự kiện lớn nhất mà trái đất phải đối mặt, 97% các loài (để lại hóa thạch) đã biến mất vĩnh viễn. Tất cả sự sống trên trái đất ngày nay chỉ là (có) nguồn gốc của khoảng 10% động vật, thực vật và vi sinh vật sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng kỷ Permi.
Sau khi hồi phục từ cuộc “đại diệt vong”, sự sống một lần nữa
tiếp tục phát triển và đa dạng hóa nhưng lại hứng chịu một bước