36. Trang 181
lùi khác vào khoảng 201 triệu năm trước vào thời điểm cuộc tuyệt chủng hàng loạt thứ 4 xảy ra vào cuối kỷ Trias. Một vụ phun trào quy mô lớn ở mảng Magma Trung Đại Tây Dương đã dẫn đến quá trình acid hóa đại dương, khiến nhiệt độ trái đất tăng lên và 80% các loài sinh vật biển và đất liền bị xóa sổ.
Vào khoảng 66 triệu năm trước, tiểu hành tinh Chicxulub rộng khoảng 12km đã đâm vào trái đất ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Yucatan của Mexico ngày nay với vận tốc ước tính 70.000 km/h gây ra cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn trắng - Paleogen. Vụ va chạm này không chỉ để lại một miệng núi lửa rộng lớn hơn 190km mà còn gây ra một trận sóng thần khổng lồ và đốt cháy mọi cánh rừng trên bất kỳ vùng đất nào trong vòng gần 1.500km sau vụ va chạm. Bụi và các mảnh rác phun ra bầu khí quyển dẫn đến sự nguội lạnh toàn cầu, khiến các hệ sinh thái gần như sụp đổ ngay lập tức, 76% số loài sinh vật trên thế giới, bao gồm loài khủng long, đã bị xóa sổ.
Giờ đây, trái đất có thể đang đối diện với một đợt tuyệt chủng
thứ sáu, nhưng không giống các sự kiện tuyệt chủng trước đây do
các hiện tượng tự nhiên gây ra, lần đại tuyệt chủng này được các
nhà khoa học quy cho hoạt động của con người. Trong 500 triệu
năm qua đã có 5 lần các loài bị tuyệt chủng hàng loạt với tỷ lệ từ
75 - 90% loài. Tuy nhiên một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong
quá khứ thường kéo dài khoảng 2.8 triệu năm. Trong khi đó, số
lượng loài và tốc độ loài tuyệt chủng hiện nay diễn biến rất bất
thường. Dữ liệu thu thập được trong báo cáo của Liên minh Bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho thấy có hơn 400 loài động
vật có xương sống đã tuyệt chủng trong 100 năm qua, một con số
có thể mất khoảng 10.000 năm mới đạt được theo quá trình tiến
hóa thông thường. Điều này gợi ra một cuộc tuyệt chủng hàng loạt
sắp xảy ra trong tương lai gần, có thể gây ra hậu quả thảm khốc với
hệ sinh thái tự nhiên. Phân tích của IUCN cho thấy 388 loài động
vật có xương sống trên cạn có số lượng dưới 5000 và 84% trong số
này chủ yếu được tìm thấy ở các vùng có số lượng dưới 1.000.