39. Trang 184
phối lại để cân bằng việc sử dụng và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên còn lại […] Đề xuất của chúng tôi là tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái trở thành hàng hóa công cộng toàn cầu đồng thời được quản lý trong các nền kinh tế địa phương hoặc vùng sinh học tập trung vào công bằng sinh thái xã hội”. Những người ủng hộ Wilson có lý lẽ của riêng họ. 16 nhà khoa học ở Mỹ và châu Âu đã cùng nhau thực hiện một bài báo có tên Bảo vệ nửa hành tinh và chuyển đổi hệ thống con người là những mục tiêu bổ sung (Protecting Half the Planet and Transforming Human Systems Are Complementary Goals) để bổ sung cho ý tưởng ban đầu của Wilson.
Đồng quan điểm với Wilson, các nhà khoa học cho rằng
trước tình hình xấu đi của trái đất, loài người cần có hành động
táo bạo. “Chúng tôi đề xuất hành động quốc tế kết hợp các nỗ lực trên
hai mặt: bảo tồn thiên nhiên quy mô lớn và giảm quy mô các hệ thống
kinh tế, nhân khẩu học và sản xuất lương thực của con người. Chúng
tôi lập luận rằng cách tiếp cận kết hợp này có thể ngăn chặn sự tuyệt
chủng hàng loạt đang diễn ra, ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất
của biến đổi khí hậu. Phương pháp tiếp cận theo hai hướng mà chúng
tôi ủng hộ cũng vạch ra một lộ trình hướng tới việc xác định lại mối
quan hệ của nhân loại với trái đất theo cách hỗ trợ công lý cho cả con
người và những sinh vật không phải con người”. Bài báo dẫn thông
tin hiện nay khoảng 15% bề mặt trái đất và chỉ hơn 5% đại dương
toàn cầu được bảo vệ với các chỉ định từ bảo vệ nghiêm ngặt đến
sử dụng bền vững, nhưng mức bảo vệ này không đủ để duy trì
một hành tinh giàu đa dạng sinh học hay ngăn chặn các thảm họa
dự đoán trước. “Bất chấp việc mở rộng các khu bảo tồn trong những
thập kỷ gần đây, tỷ lệ tuyệt chủng cao vẫn tồn tại. Tuy nhiên sự xói
mòn đối với đa dạng sinh học trái đất không chứng tỏ các biện pháp
bảo tồn là không hiệu quả, vì nếu không có mức độ bảo vệ hiện tại,
tổn thất sinh thái sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Chúng ta có thể rút ra hai
kết luận từ sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra: (1) Nền tảng