42. Trang 187
Cuối cùng là vấn đề đạo đức. Các nhà khoa học ủng hộ Wilsson cho rằng những lời phê bình hướng tới việc biến tài nguyên thiên nhiên thành một loại hàng hóa công cộng toàn cầu thể hiện sự ích kỷ của con người trong bối cảnh nhân loại đã đạt được những tiến bộ về đạo đức. “Trong quá trình lịch sử, loài người chúng ta đã dần dần mở rộng cộng đồng đạo đức, đầu tiên là từ những nhóm nhỏ người và cuối cùng về lý thuyết ít nhất là cho tất cả mọi người khi Liên hợp quốc khẳng định Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948. Kể từ đó, chúng ta đã và đang nỗ lực mở rộng quan niệm về tính người và quyền đối với các sinh vật không phải con người, thậm chí cả các thực thể tự nhiên như sông, núi và toàn bộ hệ sinh thái và đôi khi những nỗ lực này đã thành công. Triết lý ngày càng có ảnh hưởng của Luật học Trái đất ủng hộ sự biến đổi sâu sắc của các hệ thống luật pháp và quản trị trên cơ sở rằng con người là một loài của một cộng đồng rộng lớn hơn và hạnh phúc của tất cả loài phụ thuộc vào hạnh phúc của trái đất nói chung. Các từ khóa ngày nay thúc đẩy nhân loại hướng tới việc mở rộng vòng tròn đạo đức - bao gồm công lý, quyền tự nhiên, tái tạo, khu dân cư sinh thái, Luật học Trái đất và các khu bảo tồn bản địa - phản ánh sự phù hợp về ý thức đang nổi lên với tất cả cư dân trái đất. Nature Needs Half mang đến một viễn cảnh xã hội sinh thái vừa thực dụng vừa có tầm nhìn xa. Bảo vệ một nửa trong số tất cả các hệ sinh thái là rất quan trọng để ngăn chặn các thảm họa sinh thái và thảm họa xã hội. Đồng thời, quy mô bảo vệ như vậy sẽ tái tạo mối quan hệ của chúng ta với thế giới phi con người trên cơ sở tôn trọng và chung sống bình đẳng”.
***
Nền tảng của Half Earth chính là duy trì sự đa dạng sinh
học trong bầu sinh quyển và rõ ràng tự nhiên luôn ưu tiên sự đa
dạng. Hãy quay trở lại câu chuyện hàng triệu người dân Ireland
đã phải di cư vì “nạn đói khoai tây” tôi đã kể trong Chương 4. Jack
Weatherford trong quyển Những món quà của người da đỏ nhận