46. Trang 191

ngoại ô Lima, Peru. Được thành lập vào năm 1971 với sự tài trợ bởi nhiều cơ quan quốc tế khác nhau, CIP đóng vai trò như một ngân hàng lưu trữ quỹ gen cho khoảng 10.000 giống khoai tây thuần hóa và hoang dã được tìm thấy ở Andes. Khoai tây được trồng ở trung tâm giống như những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp của Machu Picchu - một thị trấn được người Inca xây dựng vào khoảng thế kỷ 15 nay trở thành một di tích nằm bên sườn Cordillera đông của dãy Andes miền nam Peru. Trong những chiếc thùng đặt quanh những luống khoai, người ta nhìn thấy những củ khoai tây màu vàng, đỏ, tím, trắng, xanh dương, xanh lá cây, đen và nâu. Một số có hình tròn hoặc hình bầu dục, số khác có hình như cái sừng hoặc hình quả bí. Nhưng dù đẹp hay xấu thế nào thì các củ khoai tây ở đây đều được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận vì “kho báu” mà nó có thể dành tặng cho thế giới trong tương lai. 

Khi chứng kiến công nghệ trồng khoai tây và bắp của người da đỏ châu Mỹ cổ xưa, các nhà khoa học hiện đại có lẽ sẽ cảm thấy nhọc nhằn vì quá trình quan sát các biến dạng di truyền phải dài đến hàng thế kỷ. Bộ giống khổng lồ người da đỏ sở hữu có lẽ đã được tích lũy chỉ đơn giản bằng phương pháp quan sát, thử sai trong nhiều thế hệ. Sự tiến bộ của di truyền học và công nghệ sinh học ngày nay cho phép các nhà khoa học có thể kiểm tra nhanh kiểu gen, kiểu hình của từng giống cây chỉ trong vòng vài ngày, vài tháng. Nhưng có lẽ vì đạt được mục tiêu quá nhanh, các nhà khoa học và nông dân hiện đại có xu hướng kiểm soát sự tiến hóa của cây trồng theo hướng có lợi (trong thời gian ngắn hạn) cho mục đích sử dụng của con người. Cách người nông dân trồng khoai tây ở châu Âu thế kỷ 18 hay lúa mì ở Ấn Độ trong Cách mạng Xanh không khác gì một áp lực “cưỡng bức chọn lọc” của con người trên một vài phẩm chất vượt trội của cây trồng dẫn đến sự gia tăng đột ngột của một vài loài giống trước hàng nghìn biến dị đa dạng trong tự nhiên. Rốt cuộc thì khi con người xuất hiện ở vương quốc thực