47. Trang 192
vật, họ cũng áp dụng tư duy chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, thế giới Nga, giấc mơ Trung Hoa hay chủ nghĩa chủng tộc Ayran để nâng cao vị thế thống trị của một vài loài (giống) cây trồng mà họ ưa thích. Nếu lúa mì năng suất cao có lợi cho nạn đói trước mắt, họ sẽ ra lệnh trồng nó khắp vương quốc. Nếu họ yêu thích màu vàng, khoai tây đỏ, xanh, tím sẽ phải biến mất, nhường ngôi vị bá chủ vùng đất cho khoai tây vàng. Hệ quả của sự độc canh, như đã trình bày trong Chương 4, là thảm khốc. Đất đai thoái hóa, cây cối bị nhiễm bệnh và chỉ cần một trận dịch bệnh do các loài thiên địch gây hại cũng có thể tàn phá mùa màng chỉ trong nháy mắt.
Chính sự đa dạng sinh học đã giúp các loài động thực vật lưu trữ nguồn gen đề kháng với mọi biến động, nếu có, của môi trường. Quy luật này cũng đúng với xã hội loài người. Sự trỗi dậy và suy tàn của nền văn minh Thung lũng Indus vào giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên là một câu chuyện sống động minh chứng sự đa dạng sinh thái đã giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào.
Nền văn minh Thung lũng Indus, hay nền văn minh Harappa, xuất hiện trên tiểu lục địa Ấn Độ cách đây gần 5.000 năm cùng thời với các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Với diện tích khoảng 1 triệu kilomet vuông (386.000 dặm vuông) và trải dài khắp tây bắc Ấn Độ, Pakistan và một số vùng của Afghanistan, Harappa được cho là nền văn minh có phạm vi địa lý lớn nhất Cựu thế giới. Nền văn minh Thung lũng Indus phát triển theo ba giai đoạn: giai đoạn đầu chủ yếu là nông nghiệp, tập trung vào các làng mạc, giai đoạn giữa đặc trưng bởi sự phát triển của đô thị và các khu định cư, giai đoạn cuối cùng là khi các thành phố bị bỏ hoang, người dân di cư trở về nông thôn, thành lập những cộng đồng nông nghiệp ở chân núi Himalaya và phần phía tây của lưu vực sông Hằng.
Giai đoạn đô thị của Nền văn minh Thung lũng Indus còn được
đặt tên là thời kỳ Harappa trưởng thành - là một trong những trường