50. Trang 195

chảy vào sông Indus từ năm con sông khác (Sutlej, Ravi, Chenab, Jhelum và Beas) khiến sông Indus bắt đầu thay đổi dòng chảy của nó một cách khó lường. Không giống như lũ lụt của sông Nile, lặp lại đều đặn như kim đồng hồ, không có sự đồng nhất với lũ lụt của Indus. Lũ lụt của sông Indus nhẹ nhàng trong một số năm nhưng có thể cuốn trôi mùa màng trong những trận lũ lụt kinh hoàng ở những năm khác. Tất cả những điều này khiến cư dân Harappa không thể phụ thuộc vào con sông Indus “bất thường và khó kiểm soát” để chăm sóc mùa màng của mình. 

Tuy nhiên hình thức tưới tiêu của người Harappa hoàn toàn khác biệt với các hệ thống thủy lợi của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Việc tưới tiêu cực kỳ tốn nhiều công sức và phụ thuộc nhiều vào sức của động vật vì thế không chỉ hạn chế diện tích canh tác cây trồng mà còn tiêu tốn nhiều thức ăn để nuôi gia súc. Để nuôi đủ lượng gia súc cần cho nông nghiệp, người Harappa chỉ có thể cho phép gia súc ăn cây keo, cây kandi (tên của cây Prosopis cineraria trong tiếng Sindhi) và cây dương được trồng ở ngoại ô các khu định cư hoặc bằng thức ăn gia súc trồng trên một phần đất nông nghiệp. Mô hình sản xuất nông nghiệp của người Harappa vì thế phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các khu định cư thông qua việc khai thác quá mức các lớp phủ thực vật. Chăn nuôi dê cừu với số lượng lớn cũng dẫn đến việc chăn thả quá mức. Việc mở rộng quá mức các giới hạn tự nhiên như vậy là điềm báo trước cho sự tan rã các khu định cư Harappa. 

Điều thú vị là do phạm vi địa lý của nền văn minh Thung lũng Indus quá rộng lớn, những phát hiện về cấu trúc xã hội, tổ chức kinh tế và văn hóa của người Harappa chỉ được khám phá từng mảnh một qua các đợt khảo cổ trên một số khu vực rời rạc. Mỗi cuộc khảo cổ đem đến một góc nhìn mới mẻ về cuộc sống bí ẩn và đầy thú vị của người Harappa cổ xưa, thậm chí có nghiên cứu phủ định hoàn toàn kết luận của những nghiên cứu trước đó. Năm