51. Trang 196

2017, một nhóm nghiên cứu quốc tế - dẫn đầu là nhà khảo cổ học Cameron Petrie của Đại học Cambridge - với dự án Đất, nước và định cư ở tây bắc Ấn Độ đã nghiên cứu các khu định cư Harappa trong khu vực từ năm 2007 đến năm 2014, xem xét mọi khía cạnh cuộc sống của người Harappa từ hệ thống nước, di tích thực vật đến nghệ thuật, đồ gốm. Công bố của họ “Thích ứng với môi trường thay đổi, Khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu: Nghiên cứu đất đai, nước và khu định cư Indus ở tây bắc Ấn Độ” (Adaptation to Variable Environments, Resilience to Climate Change: Investigating Land, Water and Settlement in Indus Northwest India) đăng trên tạp chí Current Anthropology đã lật ngược mọi hiểu biết phổ biến về người Harappa và cách họ đã sống như thế nào. 

Cameron Petrie và nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng các khu định cư ở Thung lũng Indus không đại diện cho một nền văn hóa thống nhất dù rõ ràng chúng có nhiều điểm chung. Một số biểu tượng và phong cách đồ gốm được tìm thấy trong hàng trăm khu định cư, nhưng nhiều nơi thì không. Khi nói đến các hoạt động canh tác nông nghiệp và quản lý nước, mỗi khu định cư Harappa dường như có những cách hoạt động riêng. 

Khu vực Thung lũng sông Indus nằm ở ngã tư môi trường được đặc trưng bởi một vùng chồng lấn giữa hệ thống mưa mùa đông và mùa hè và độ dốc mưa cho cả hai hệ thống. Một hệ quả quan trọng của bối cảnh môi trường này là nước có sẵn từ các nguồn khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong năm, bao gồm mưa mùa đông (tháng 12 - tháng 2), mưa từ gió mùa mùa hè Ấn Độ (tháng 6 - tháng 9), mưa tuyết từ dãy Himalaya. Ngoài lượng mưa, rất nhiều sông suối lâu năm phân phối lại nước đến từ các trận mưa mùa đông, tuyết tan và gió mùa mùa hè, tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến hệ thống thủy văn của thung lũng Indus. Sự thay đổi trong nguồn cung cấp nước kết hợp với sự thay đổi đáng kể về thủy văn và đất đã tạo ra một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều hốc