56. Trang 201

Tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất là việc di cư trong thời cổ đại dễ dàng hơn rất nhiều so với thế giới hiện đại. Dân số trái đất giờ đây đã đạt 8 tỷ người, đất đai thuộc quyền sở hữu của các quốc gia, những người di cư buộc phải vượt qua hàng rào các biên giới để đến những vùng đất có thể sinh sống được mà không phải vùng lãnh thổ nào cũng sẵn sàng mở cửa chào đón họ. Dù vậy, áp lực của biến đổi khí hậu ngày càng khiến làn sóng di cư trên toàn cầu tăng cao hơn bao giờ hết. Một thống kê của Liên hợp quốc năm 2020 cho thấy số người buộc phải rời bỏ nhà cửa vì các sự kiện liên quan đến khủng hoảng khí hậu trong 11 năm qua đã lên đến con số 21,5 triệu người. Viện Kinh tế và Hòa bình ước tính rằng đến năm 2050 sẽ có 1,2 tỷ người phải di dời trên khắp thế giới do biến đổi khí hậu và các thảm họa liên quan. Nếu dân số toàn cầu đạt 9,9 tỷ người vào năm 2050, như dự đoán, điều đó có nghĩa là 12% dân số thế giới sẽ là những người di cư khí hậu. 

Tôi cho rằng chính trong bối cảnh này, nhận thức “Trái đất này là quê hương loài người” trở nên quan trọng. Nếu toàn nhân loại xem trái đất là quê hương mình thay vì chỉ nhìn vào quyền lợi của từng quốc gia, sự sống ở hành tinh này sẽ thay đổi. Con người cần phải nhận ra biên giới quốc gia chỉ là một khái niệm tưởng tượng do con người đặt ra và mỗi vùng địa lý trên khắp quả địa cầu đều thuộc một ngôi nhà chung chính là trái đất. Chính sự đa dạng sinh thái của những vùng địa lý khác nhau đã tạo nên những nền văn hóa và kỹ năng sinh tồn khác biệt trên mỗi vùng đất để từ đó loài người có thể thích nghi với mọi môi trường sống, từ ôn hòa đến khắc nghiệt. Tự nhiên ưu tiên sự đa dạng, khi nhận thức được những điều này, sự phân biệt chủng tộc hay màu da trở nên vô nghĩa. Khi nhận thức được trái đất là ngôi nhà chung, khi con người không còn phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, sự đoàn kết và chia sẻ kinh nghiệm sống ở mỗi vùng địa lý khác nhau sẽ