3. Trang 205

Tất nhiên, người ta luôn có bằng chứng khảo cổ về các vụ giết người, thậm chí việc giết người có thể khá phổ biến trong thế giới tiền sử; nhưng theo Ferguson: giết người không phải là chiến tranh. Chiến tranh thường được nói nhiều hơn theo cách hiểu về các cuộc xung đột vũ trang, tức là những hành động có tổ chức và giết chóc được xã hội chấp thuận rồi được thực hiện bởi các thành viên của một nhóm này nhằm chống lại các thành viên của một (hoặc nhiều) nhóm khác. Dù vậy sau khi xem xét các hồ sơ khảo cổ, Ferguson nhận ra rằng con người không tiến hành chiến tranh trong toàn bộ lịch sử loài người mà là một hiện tượng tương đối gần đây, chiến tranh hầu như không phổ biến và không xuất hiện vô tận trong hồ sơ khảo cổ. 

Nhiều nhà khảo cổ cho rằng chiến tranh đã xuất hiện ở một số khu vực trong thời kỳ Đồ đá giữa, bắt đầu sau khi Kỷ băng hà cuối cùng kết thúc vào khoảng năm 9700 TCN, khi những người săn bắn hái lượm châu Âu định cư và phát triển các xã hội phức tạp hơn. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy. Chiến tranh xuất hiện vào những thời điểm khác nhau ở những nơi khác nhau, theo nghĩa rộng khắp hơn nhiều. Trong khoảng nửa thế kỷ qua, các nhà khảo cổ học đã đồng ý rằng: nhiều cái chết bạo lực tại Jebel Sahaba dọc theo sông Nile ở phía bắc Sudan là hậu quả của một cuộc chiến tranh xảy ra khoảng 12.000 năm TCN. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhóm săn bắn hái lượm định cư trong một khu vực từng có nguồn thức ăn phong phú nhưng đang suy giảm… có thể dẫn đến xung đột. Các khu định cư, vũ khí và khu vực chôn cất ở phía bắc Tigris cho thấy chiến tranh liên quan đến các ngôi làng định cư của những người săn bắn hái lượm trong khoảng thời gian từ năm 9750 đến 8750 TCN. Ngược lại, các nhà khảo cổ học không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về các khu định cư, vũ khí hoặc hài cốt ở miền nam Levant (từ Sinai đến miền nam Lebanon và Syria) có niên đại khoảng năm 3200 TCN. Ở Nhật Bản, những cái