6. Trang 208
Các quốc gia bắt đầu phát triển ở nhiều nơi trên thế giới, họ có khả năng quân sự hóa các dân tộc nằm trên các vùng ngoại vi và các tuyến đường thương mại của họ. Những thảm họa môi trường như hạn hán thường xuyên làm gia tăng điều kiện dẫn đến chiến tranh. Thời kỳ ấm áp Trung cổ kéo dài từ khoảng năm 950 đến năm 1250 và sự suy giảm nhanh chóng của nó vào thời kỳ Kỷ băng hà nhỏ bắt đầu vào khoảng năm 1300, để rồi chứng kiến sự gia tăng của chiến tranh ở các khu vực trên khắp châu Mỹ, Thái Bình Dương và nhiều nơi khác. Sau đó là sự bành trướng toàn cầu của châu Âu, điều này đã biến đổi, tăng cường và đôi khi tạo ra chiến tranh bản địa trên khắp thế giới. Người dân địa phương bắt đầu gây chiến với nhau, bị lôi kéo vào những hành động thù địch mới bởi các cường quốc thuộc địa và hàng hóa mà họ cung cấp.
Sau khi chứng minh chiến tranh là một hiện tượng tương đối mới so với hòa bình (12.000 năm so với 200.000 năm), Giáo sư Ferguson tiếp tục bác bỏ lập luận của nhiều nhà nhân chủng học cho rằng chiến tranh là một khuynh hướng tiến hóa ở con người kể từ khi họ chia sẻ tổ tiên chung với loài tinh tinh. Ferguson đã dành hai thập kỷ để phân tích tất cả các vụ bạo lực liên quan đến tinh tinh và viết một quyển sách có tên Tinh tinh, Chiến tranh và Lịch sử (Chimpanzees, War, and History). “Công việc của tôi bác bỏ tuyên bố rằng những con tinh tinh đực có xu hướng giết chóc bẩm sinh, thay vào đó lập luận rằng hành vi bạo lực cực đoan nhất của chúng có thể gắn liền với những hoàn cảnh cụ thể do cuộc sống của chúng bị gián đoạn bởi tiếp xúc với con người. Chỉ có hai cuộc chiến tinh tinh diễn ra trong khoảng thời gian 9 năm, trong tổng thời gian 426 năm quan sát thực địa. Hai cuộc chiến kéo dài trong 9 năm quan sát, cho thấy tỷ lệ giết chóc hàng năm là 1,67 trong những năm này, trong khi 417 năm còn lại tỷ lệ giết chóc chỉ là 0,03 mỗi năm”.
Điều thú vị là Ferguson cũng dành thời gian nghiên cứu hành
vi của loài tinh tinh lùn (bonobo), một loài có quan hệ họ hàng với