8. Trang 210

khác. Ferguson cho rằng những con đực có địa vị cao thường có tính cách hung dữ bất thường và có thể tham gia vào các vụ “giết chóc phô trương” những cá thể bất lực hoặc thậm chí tinh tinh con trong nhóm chúng để đe dọa các đối thủ cạnh tranh địa vị. 

Ngược lại, xã hội tinh tinh lùn có xu hướng tôn vinh vị thế của con cái. Nếu một con đực muốn vươn lên trong hệ thống phân cấp địa vị của tinh tinh lùn, những gì chúng cần làm là bám sát mẹ của mình. Đồng minh tốt nhất cho một con tinh tinh lùn đực trong việc tiếp cận nguồn thức ăn, giao phối và thăng tiến trong hệ thống phân cấp địa vị là ở gần một con tinh tinh cái có địa vị cao. Địa vị trong xã hội tinh tinh lùn là trò chơi giữa các bà mẹ, không phải giữa các huynh đệ, điều đó khiến con đực thường không gắn bó với những con đực khác. Tinh tinh lùn cũng có xu hướng chấp nhận những con đực trưởng thành lạ mặt vào nhóm của chúng, đó là sự khác biệt về chất giữa tinh tinh và tinh tinh lùn. 

Các nghiên cứu của Ferguson chỉ ra rằng bạo lực chết chóc giữa các nhóm tinh tinh không phải là một kiểu hành vi tiến hóa thông thường của loài tinh tinh cũng như cấu trúc xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc loài tinh tinh (hay tinh tinh lùn) có trở nên hiếu chiến hay không. Tinh tinh không giết chóc bẩm sinh và đúng như lời nhà nhân chủng học Margaret Mead: “Chiến tranh chỉ là một phát minh, không phải là nhu cầu sinh học của con người”. “Trong nhiều năm qua, tôi đã nghiên cứu về bản chất con người và chiến tranh. Câu hỏi lớn của tôi không phải là ‘Có phải bản chất con người là gây chiến không?’ mà là ‘Làm thế nào để giải thích các cuộc chiến đã thực sự xảy ra trong các xã hội bộ lạc và trong xã hội hiện đại?’”

Brian Ferguson kết luận nghiên cứu của mình: “Nếu ý tưởng chiến tranh là một phần của bản chất con người không được hỗ trợ bởi các bằng chứng khoa học thì tương lai hòa bình có thể được mở ra. Không có định hướng chung về hòa bình nhưng tôi nghĩ một phần