9. Trang 211
quan trọng của nó là để mọi người thúc đẩy hòa bình và để hòa bình trở nên có giá trị. Điều quan trọng là mọi người phải thấy rằng một thế giới không có chiến tranh là một khả năng thực tế. Nếu bạn nghĩ đó là điều không bao giờ có thể xảy ra thì thuyết định mệnh là một trong những công cụ chính giúp chiến tranh tiếp diễn. Thật tốt khi chúng ta có thể thoát khỏi suy nghĩ đó”.
***
Con đường đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi
Dù chưa từng gặp gỡ Brian Ferguson cho đến khi biết đến ông qua nghiên cứu về nguồn gốc chiến tranh nhưng tôi rất đồng cảm với những suy nghĩ của ông. Chiến tranh đã từng đóng một vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nên các quốc gia, nhưng chúng ta phải cùng nhìn nhận: nếu hiểu, chiến tranh là một phương thức giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thì điều này có gì đó… quá man rợ. Nó hoàn toàn không phù hợp với loài người và các giá trị nhân văn trong thế kỷ 21 (và mãi mãi sau này). Chiến tranh ở thời đại mới với hàng nghìn quả bom nguyên tử ở khắp nơi trên thế giới có thể dẫn đến sự xóa sổ tất cả nền văn minh của nhân loại. Sự xóa sổ này diễn ra còn nhanh, trên diện rộng khắp hơn so với tất cả những tác động vốn được coi là khủng khiếp khác của thiên nhiên mà chúng ta từng biết đến.
Cũng như Ferguson, tôi tin rằng nếu con người tin chiến tranh
không phải là định mệnh, thì chúng ta sẽ có những giải pháp thay
thế không bạo lực. Tôi tin rằng hòa bình có thể đạt được bằng các
giải pháp không có đạn bom, không đổ máu, không có sự hủy diệt
tang tóc. Con đường đấu tranh bất bạo động của Mahatma Gandhi
là một minh chứng như vậy.