12. Trang 214
Năm 1906, tin rằng cuộc sống gia đình đã lấy đi hết tiềm năng của mình với tư cách là một người ủng hộ công chúng, Gandhi đã nhận lời thề của brahmacharya (một lời thề chống lại quan hệ tình dục, ngay cả với vợ của mình). Đây không phải là một lời thề dễ dàng, nhưng ông đã tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình. Gandhi cũng đơn giản hóa chế độ ăn uống, chuyển sang ăn chay nghiêm ngặt với trái cây và hạt.
Gandhi tin rằng lời thề brahmacharya đã cho phép ông tập trung đưa ra khái niệm về satyagraha vào cuối năm 1906. Theo nghĩa đơn giản nhất, satyagraha là sự phản kháng thụ động, tuy nhiên Gandhi cho rằng cụm từ “phản kháng thụ động” trong tiếng Anh không đại diện cho tinh thần thực sự của cuộc kháng chiến Ấn Độ. Thay vào đó, Gandhi mô tả satyagraha là “lực lượng chân lý” hay “quyền tự nhiên”. Theo nghĩa này, satyagraha là sự phản kháng bất bạo động đối với sự bất công. Một người áp dụng tư tưởng satyagraha có thể chống lại sự bất công bằng cách từ chối tuân theo luật bất công hoặc chịu các cuộc hành hung thể xác hoặc bị tịch thu tài sản mà không tức giận. Sẽ không có người chiến thắng hay kẻ thua cuộc trong một cuộc chiến mà sau cùng tất cả mọi người sẽ chấp nhận chân lý và đồng ý hủy bỏ luật bất công.
Gandhi lần đầu tiên tổ chức satyagraha chống lại Sắc lệnh sửa
đổi Luật châu Á (hay còn gọi là Đạo luật Đen) được chính quyền
Anh thông qua vào tháng 8/1906 để kiểm soát việc người da đỏ
nhập cảnh vào Transvaal. Mọi đàn ông, phụ nữ và trẻ em Ấn Độ
trên 8 tuổi đều phải đăng ký với Cơ quan đăng ký người châu Á.
Luật yêu cầu người dân Ấn Độ phải lấy dấu vân tay để được cấp
giấy chứng nhận đăng ký và giấy này phải luôn được mang theo
người để xuất trình cho bất kỳ cảnh sát nào yêu cầu. Một người Ấn
Độ không thể xuất trình giấy chứng nhận có thể bị phạt và bị tống
vào tù.