13. Trang 215
Gandhi đã liên lạc với Leung Quinn, lãnh đạo cộng đồng người Hoa, để thảo luận về Đạo luật Đen khi nó cũng áp dụng cho cộng đồng này. Phần lớn người Hoa ở Nam Phi được đưa đến làm lao động hợp đồng tại các mỏ vàng ở Transvaal. Trong vòng vài ngày, hàng ngàn người Ấn Độ và Trung Quốc đã tham dự cuộc họp được tổ chức tại Nhà hát Empire và thề sẽ không tuân theo Đạo luật Đen, bất kể hậu quả và các mối đe dọa của chính phủ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc, các thợ mỏ đình công và khối lượng người da đỏ không có giấy đăng ký xuất hiện đông đảo ở Transvaal bất chấp tất cả. Nhiều người biểu tình đã bị đánh đập và bị bỏ tù, kể cả Gandhi. Sau khoảng 7 năm phản đối, Đạo luật Đen cuối cùng đã bị bãi bỏ. Gandhi đã chứng minh cuộc biểu tình bất bạo động cũng có thể đạt được thành công.
Sau 20 năm ở Nam Phi, Gandhi trở về Ấn Độ. Danh tiếng ở Nam Phi đã biến ông trở thành một anh hùng dân tộc khi trở về quê nhà. Mặc dù rất háo hức được cải cách Ấn Độ nhưng một người bạn khuyên ông nên đợi một năm và dành thời gian đi du lịch vòng quanh Ấn Độ để làm quen với đời sống của người dân. Từ hành trình này, Gandhi bắt đầu thay đổi hình ảnh của mình trước công chúng: mặc một chiếc khố, mang một đôi dép và quấn thêm một chiếc khăn choàng khi trời lạnh. Ông đã mặc như thế suốt phần đời còn lại của mình.
Khi Chiến tranh thế giới thứ Nhất kết thúc, Gandi bắt đầu tập
trung vào cuộc chiến giành quyền tự trị cho Ấn Độ. Năm 1919,
Đạo luật Rowlatt của người Anh ra đời cho phép bắt giữ người
Ấn Độ vô thời hạn mà không cần xét xử. Để đáp lại đạo luật này,
Gandhi đã tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn nhưng không
may nó đã vượt qua sự kiểm soát và trở nên bạo lực, 300 người
Ấn Độ đã chết và hơn 11.000 người bị thương sau sự trả thù của
người Anh tại thành phố Amirstar. Bạo lực nổ ra khiến Gandhi