17. Trang 219
Mô hình xã hội không chiến tranh
Như tôi đã trình bày xuyên suốt quyển sách, hành tinh trái đất đang đứng trước hai mối hiểm họa lớn. Sự nóng lên toàn cầu và “mùa đông hạt nhân”, dù phát sinh theo những cách khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. Điều này càng chứng tỏ hầu hết cư dân và sinh vật trên trái đất đang gặp nhiều hiểm họa theo cách này hay cách khác. Sự nóng lên toàn cầu khiến môi trường sống của bầu sinh quyển trở nên cực đoan, khắc nghiệt đến mức không thể đảo ngược hoặc có thể sẽ diễn ra cái chết của hàng trăm triệu người bởi cuộc chiến tranh hạt nhân, theo sau đó là những ngày tháng băng giá toàn cầu (mùa đông hạt nhân) sẽ tiêu diệt phần lớn dân số thế giới. Điều quan trọng là cả hai mối đe dọa này đều có thể tránh được bằng một con đường duy nhất: đó là một cuộc cách mạng toàn cầu bắt nguồn từ quan điểm sinh thái và hòa bình. Con người cần phải quay lưng với sự hủy diệt có hệ thống với trái đất bằng cách hợp tác cùng nhau giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, chấm dứt chiến tranh và đoàn kết nhau trong các hiệp ước, thỏa thuận đối phó với những thách thức chung của hành tinh như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, khủng hoảng di cư...
Một khi chúng ta đã chấp nhận hai tiền đề “chiến tranh không phải là bản chất của con người” và “đấu tranh bất bạo động có thể thành công”, tôi tin rằng loài người có thể xây dựng thành công một xã hội không chiến tranh giống như thời kỳ hòa bình kéo dài đến 200.000 năm trước thời kỳ Đồ đá giữa mà lịch sử đã từng chứng kiến.
Sự khác biệt cơ bản giữa thời đại hôm nay so với thời cổ đại là
chúng ta phải đánh giá lại cách thức tổ chức xã hội loài người. Cần