25. Trang 227
Panama và biên giới của nó tiếp giáp với cả Thái Bình Dương và biển Caribe. Ba yếu tố này kết hợp cùng các mỏ khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên phong phú như vàng và gỗ khiến Chocó trở thành một trung tâm thương mại lớn về mặt địa lý. Chocó cũng là một trong những nơi ẩm ướt nhất trên trái đất với một hệ thống sông ngòi khổng lồ gồm hơn 15 con sông và hơn 300 con suối khác. Đây là một bể chứa carbon quan trọng có khả năng lưu trữ một lượng lớn khí thải carbon dioxide trong các khu rừng và rừng ngập mặn của nó.
Dân số Chocó bao gồm 87% người Colombia gốc Phi và 10% cộng đồng bản địa. Các cộng đồng này được hưởng quyền tự quản và sở hữu 96% diện tích của bộ lạc dưới hình thức sở hữu đất đai tập thể. Phần lớn dân số da đen có nguồn gốc từ nô lệ, những người châu Phi được người Tây Ban Nha đưa đến làm việc tại các mỏ vàng ở Chocó vào thế kỷ 17. Người Tây Ban Nha bắt buộc các nô lệ thành lập các đội công nhân phân tán dọc theo các bờ sông, những người này phải tự tìm kiếm thực phẩm, đó là lý do tại sao một nửa số người trong này chuyên khai thác mỏ trong khi nửa còn lại tham gia vào nông nghiệp. Cách tổ chức này đã dẫn đến việc hình thành các tập quán văn hóa và xã hội mới liên quan đến tự nhiên, gia đình, công việc, tài sản và tín ngưỡng tôn giáo. Theo thời gian, sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, các cộng đồng này đã sống định cư dọc theo các dòng sông vùng Chocó trong đó có Atrato. Các dòng sông đóng vai trò trung tâm trong việc đảm bảo sinh kế của cộng đồng cư dân Chocó theo truyền thống sống dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp, đánh cá và khai thác vàng phù sa. Ngoài ra, dòng sông cũng là trung tâm xã hội của cộng đồng, là nơi họ gặp gỡ, nấu ăn, giặt giũ, là nơi lũ trẻ vui đùa dưới nước.
Khai thác vàng là một tập quán tổ tiên và là nguồn thu nhập
cho các cộng đồng có con cháu gốc Phi sống ở Chocó. Các hoạt