26. Trang 228
động khai thác của cộng đồng được đặc trưng bởi việc sử dụng các thiết bị thủ công được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không sử dụng hóa chất. Họ khai thác đá cứng và phù sa quy mô nhỏ bằng cách rửa sạch cát từ lòng sông hoặc bờ sông bằng nước, sử dụng máng, chảo và nhựa cây để tách khoáng chất. Tuy nhiên, kể từ những năm 1980, những kỹ thuật truyền thống này bị thay thế bằng các hình thức khai thác cơ giới hóa đặc trưng bởi việc sử dụng máy móc hạng nặng, bao gồm máy xúc đào liên hợp, máy nạo vét, máy bơm động cơ, máy ủi và xe ben, và bằng cách sử dụng ồ ạt các hóa chất như thủy ngân và xyanua. Trong hình thức khai thác này, các cộng đồng địa phương chỉ đóng một vai trò hạn chế, vì họ không có phương tiện để có được máy móc như vậy, khai thác cơ giới chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường là từ bên ngoài khu vực, hoạt động bất hợp pháp.
Cần phải nói thêm rằng Chocó thường được gọi là khu vực “bị
lãng quên” do thiếu sự quản lý của nhà nước. Phần lớn khu vực này
nằm dưới sự kiểm soát của các nhóm tội phạm và vũ trang có tổ
chức, bao gồm ELN, AGC và các nhóm còn sót lại của FARC-EP
đã giải ngũ. Các nhóm này tham gia vào các cuộc đối đầu bạo lực
với nhau và cả với quân đội. Họ cũng tống tiền và thực hiện kiểm
soát xã hội đối với các cộng đồng địa phương, tuyển dụng trẻ vị
thành niên và thực hiện các vụ giết người có chọn lọc, đặc biệt là
các nhà lãnh đạo cộng đồng được coi là hợp tác với nhà nước hoặc
các nhóm vũ trang cạnh tranh hoặc hành động chống lại lợi ích của
họ. Đối với các nhóm này, khai thác vàng bất hợp pháp tạo thành
một nguồn doanh thu quan trọng và cũng là cơ hội để rửa tiền thu
được từ buôn bán ma túy. Việc khai thác vàng trái phép đã phá hủy
10 nghìn hecta rừng, để lại những hố chứa thủy ngân nhiễm độc,
chất này ngấm vào các con sông, tạo ra thiệt hại sinh thái chưa từng
có và đe dọa sức khỏe của các cộng đồng địa phương trong nhiều
thế hệ tới.