30. Trang 232
nhưng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu ở chiều ngược lại con người cũng điều chỉnh hành vi để làm giảm những tác động có hại lên các ngưỡng giới hạn của trái đất.
Nền kinh tế tiêu dùng gắn liền với tổng sản phẩm quốc nội GDP - một thước đo được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 - không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Kể từ khi Thế chiến thứ Hai chấm dứt, thúc đẩy tăng trưởng đã là chính sách chính của hầu hết mọi quốc gia. Nhưng sự tập trung quá lớn và bằng mọi giá vào tăng trưởng GDP và vai trò của nó trong việc định hình các quyết sách kinh tế và chính trị… đã lỗi thời. GDP chỉ đo lường các giao dịch thị trường; nó không ảnh hưởng chủ đạo, không là điều kiện tiên quyết khi đề cập đến sự thịnh vượng hay tiến bộ xã hội của một quốc gia. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế có mối tương quan chặt chẽ với sự gia tăng phát thải khí nhà kính (GHG) - tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, theo nghĩa này, nếu không có các giải pháp hợp lý và kịp thời, dường như, con người càng phát triển kinh tế, môi trường sống của hành tinh càng bị đe dọa.
Vì thế, trong mô hình xã hội không chiến tranh, tăng trưởng GDP không nên là thước đo quan trọng duy nhất. Vừa muốn tăng trưởng GDP vừa muốn giảm phát thải khí nhà kính là một mục tiêu bất khả. Liệu chúng ta có thể không tăng trưởng mà vẫn thịnh vượng? - Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia đặt ra trong bối cảnh thế giới đứng trước những thách thức lớn của biến đổi khí hậu buộc các nền kinh tế phải thay đổi cách tiếp cận về thước đo GDP.
Bhutan là quốc gia nổi tiếng với triết lý thúc đẩy chỉ số Tổng
Hạnh phúc Quốc gia (GNH) lên trên GDP từ năm 1972 khi Quốc
vương thứ 4 của Bhutan, vua Jigme Singye Wangchuck, lần đầu
tiên tuyên bố “Tổng Hạnh phúc Quốc gia quan trọng hơn Tổng sản
phẩm quốc nội”.