34. Trang 236
Với mức thuế CO2 cao nhất trên toàn thế giới, Thụy Điển cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng có thể tách tăng trưởng GDP khỏi phát thải nhà kính và thuế CO2 là một cách hiệu quả để giảm phát thải CO2 có nguồn gốc hóa thạch. Đáng chú ý là sự phân tách này là tuyệt đối, tức là lượng phát thải đã giảm về mức tuyệt đối cùng lúc với sự gia tăng GDP. Bên cạnh áp thuế CO2 đối với việc sử dụng than, dầu, khí đốt tự nhiên, xăng dầu và nhiên liệu hàng không, Thụy Điển cũng có chính sách khuyến khích tài chính cho việc sử dụng sinh khối, chẳng hạn như chất thải từ rừng và các ngành công nghiệp rừng, trong hệ thống sưởi ấm thay vì sử dụng carbon.
Theo một nghiên cứu do Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) thực hiện năm 2016, có 21 quốc gia đã cố gắng tăng trưởng kinh tế đồng thời giảm lượng khí thải carbon. Từ năm 2000 đến năm 2014, 21 quốc gia trên khắp bốn châu lục - bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc, Bungari và Uzbekistan… - đã cùng nhau giảm lượng khí thải CO2 lên tới hơn 1 tỷ tấn hàng năm. Các quốc gia này cũng báo cáo tăng trưởng kinh tế trong cùng thời kỳ, theo dữ liệu thu thập được từ các đánh giá thống kê của BP và Ngân hàng Thế giới. Ví dụ, Slovakia đã cắt giảm 22% lượng khí thải nhà kính, đồng thời đạt được mức tăng trưởng GDP cao tới 75%. Hoa Kỳ, một trong hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, đã công bố mức tăng 28% GDP với mức cắt giảm 6% lượng khí thải nhà kính trong cùng thời kỳ.
Theo WRI, Hoa Kỳ là quốc gia lớn nhất được đưa vào nghiên
cứu mà tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc giảm lượng khí thải
trong vài năm liên tiếp. Từ năm 2010 đến 2012, lượng khí thải
carbon liên quan đến năng lượng đã giảm 6% ở Hoa Kỳ, từ 5,58
xuống 5,23 tỷ tấn, trong khi GDP tăng 4%. Với việc thực hiện Kế
hoạch Năng lượng sạch của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama,
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự báo rằng xu