36. Trang 238
hội với ngành kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên. Khi thiên tai xảy ra trong các xã hội được điều hành bởi các thể chế mong manh không thể cung cấp cho người dân các dịch vụ cơ bản thiết yếu, thì khi ấy, sẽ gia tăng nhanh chóng sự bất bình đẳng kinh tế xã hội, làm trầm trọng thêm sự bất mãn xã hội và làm suy yếu sức mạnh của chính phủ; tiềm tàng nguy cơ gây ra bạo lực và xung đột. Một nghiên cứu xác nhận tình trạng hạn hán kéo dài ở Syria từ năm 2006 đến 2010 là nguyên nhân dẫn đến bạo lực mà đỉnh điểm là cuộc nội chiến ở Syria. Sự kết hợp các yếu tố: năng suất nông nghiệp giảm, mất an ninh lương thực và các phản ứng không đầy đủ của chính phủ cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ để nhà nước Hồi giáo giành được sự ủng hộ và chiêu mộ các chiến binh là những người dân địa phương thiếu thốn ở đông bắc Syria. Ở Đông và Tây Phi, hạn hán kéo dài đôi khi gây ra xung đột bạo lực giữa các cộng đồng chăn gia súc và nông nghiệp, những người tìm cách đảm bảo tiếp cận các nguồn tài nguyên và bảo vệ sinh kế của họ.
Femke Remmits và Michel Rademaker trong chuyên đề Hành
động tập thể: Tại sao biến đổi khí hậu kêu gọi đổi mới sự đóng góp
và hợp tác quân sự? (Acting Collectively: Why Climate Change Calls
for Innovative Military Contributions and Collaboration?) nhận định
rằng: trong những xã hội không có đủ cơ chế ứng phó thảm họa và
quản lý khủng hoảng, các sự kiện thời tiết cực đoan quy mô lớn sẽ
gây ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng và đó là lúc họ cần đến sự
trợ giúp nhân đạo của quân đội. “Quân đội sở hữu nhiều loại nguồn
lực và khả năng độc đáo mà nhờ đó họ có thể đóng góp hiệu quả vào
các chiến lược giảm thiểu rủi ro và quản lý thảm họa với các biện pháp
như giám sát và cảnh báo sớm, viễn thám, dự đoán chiến lược, nhận
thức tình huống và các hoạt động có tầm nhìn xa có thể được tận dụng
để hỗ trợ phòng ngừa, chuẩn bị và giảm nhẹ thiên tai”, chuyên đề viết.
Với nhiều nguồn lực đa dạng, lực lượng quân đội có thể hỗ trợ các
tổ chức nhân đạo chính phủ và phi chính phủ lập kế hoạch ứng