38. Trang 240

hoạt động ứng phó với thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Nhóm quân sự sẵn sàng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AMRG) điều phối việc triển khai quân đội đa phương ASEAN để đối phó với thiên tai ở Đông Nam Á. Việc Nhật Bản thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã mang lại cho quân đội nước này những kiến thức và kinh nghiệm phức tạp về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Do đó, các lực lượng vũ trang Nhật Bản đã chia sẻ chuyên môn của họ với một số quốc gia Đông Nam Á để giúp tăng cường khả năng chống lại thảm họa. 

Sau khi đã có những giải pháp chung sống hòa bình giữa con người và tự nhiên, chúng ta sẽ chuyển sang bàn về các giải pháp hòa bình trong mối quan hệ giữa người với người. 

Theo Femke và Michel, bản chất xuyên biên giới và không phân biệt đối xử của biến đổi khí hậu tác động đến con người và an ninh quốc gia là một thách thức nguy hiểm hơn bao giờ hết nếu quân đội trên toàn thế giới không hợp tác với nhau. Có rất nhiều việc mà quân đội có thể làm nhưng quan trọng hơn là họ cần phải hoàn thành cùng nhau, sự hợp tác quân sự đa quốc gia trong các hành động tập thể thúc đẩy hòa bình là điều tất yếu. Kế hoạch hành động về An ninh và Biến đổi khí hậu của NATO được 30 quốc gia thành viên thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2021, Tuyên bố chung về Biến đổi khí hậu và Lực lượng vũ trang tại Diễn đàn Hòa bình Paris 2021 được 25 quốc gia ủng hộ là những nỗ lực ban đầu cho thấy lực lượng quân đội thế giới ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về những thách thức và nguy cơ của biến đổi khí hậu, dẫn họ đến những mục tiêu hành động mới. Sự chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm lượng khí thải carbon cũng như sự chuyển đổi mục tiêu hành động từ chiến tranh sang các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu của lực lượng quân đội của nhiều quốc gia là một tín hiệu tích cực vừa đủ để chúng ta kỳ vọng về một kỷ nguyên tươi sáng trong tương lai gần, như lời của Bộ