41. Trang 243
hiệu lực. Cơ chế này gây ra sự bất bình đẳng về quyền lực khi tất cả các quyết định đa phương quan trọng đều phải đặt dưới quyền quyết định của các siêu cường kể trên. Chủ nghĩa đa phương dường như chết yểu ngay từ khi sinh ra. Kể từ năm 1946 đến nay, quyền phủ quyết của Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đã được sử dụng đến 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền này nhiều nhất với 121 lần, Mỹ dùng 82 lần, Anh 29 lần, Trung Quốc và Pháp dùng 16 lần. Chiến sự ở Ukraine là minh chứng sinh động nhất cho thấy sự bế tắc của Hội đồng Bảo an trong những tình huống khẩn cấp. “Các ủy viên thường trực sử dụng quyền phủ quyết để bảo vệ lợi ích quốc gia, duy trì các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại và trong một số trường hợp là thúc đẩy những vấn đề đặc biệt quan trọng với họ”, báo cáo năm 2015 của chính Hội đồng Bảo an thừa nhận.
Hiến chương Liên hợp quốc dường như vẫn còn mơ hồ trong việc xác định nhiệm vụ của Tổng thư ký Liên hợp quốc. Vị trí này được cho là sẽ không thiên vị cho bất kỳ quốc gia cụ thể nào nhưng vì văn phòng của Tổng thư ký lại dường như vẫn vận hành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài trợ và thiện chí của các quốc gia hùng mạnh nhất, điều này cản trở hoạt động của văn phòng nói trên.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ kiểm soát
sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, hỗ trợ các chương trình y
tế công cộng, xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và
thành lập một trung tâm dữ liệu y tế so sánh. Tuy nhiên, gần đây
WHO đã bị Mỹ chỉ trích do xử lý sai các nội dung liên quan đến
đại dịch Covid-19 và sau đó đã đình chỉ đóng góp tài chính cho
WHO. Ngoài ra, từ lâu WHO đã chịu áp lực từ chính phủ Hoa Kỳ
trong việc áp dụng một cách tiếp cận ủng hộ lợi ích của các công
ty dược phẩm Hoa Kỳ thay vì một tổ chức ủng hộ chính sách y tế
công cộng toàn cầu.