43. Trang 245
quan chức được bầu hoặc các chính sách chính trị, do đó, mỗi đảng đều có các phe phái và cá nhân đi chệch khỏi đường lối của đảng. Chính sự thiếu vắng của một cơ quan kiểm soát độc lập đã khiến Hoa Kỳ bị đánh giá là “một nền dân chủ khiếm khuyết”.
Tham khảo mô hình dân chủ của Hoa Kỳ nhưng để xây dựng bộ máy quyền lực thế giới (mô hình Liên hợp quốc mới) thật sự dân chủ, tôi đề xuất cần có một chân độc lập trong hệ thống quyền lực của chế độ dân chủ: ngoài tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) cần có thêm một quyền lực độc lập đó là kiểm sát, tức là phải có tứ quyền phân lập. Kiểm sát là một quyền quan trọng trong chế độ dân chủ. Quyền kiểm sát (kiểm tra, kiểm soát, giám sát) không thể được thành lập bởi một trong ba cơ quan quyền lực đã kể ở trên, mà cần phải có sự độc lập.
Sau cơ cấu tổ chức là cách bầu chọn nhân sự. Những người
tài đức xuất chúng được chọn đưa vào bộ máy quyền lực thế giới
cần theo một phương pháp khác hiệu quả hơn so với phương cách
bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu mang nhiều cảm tính trong quá
khứ. Đó là sử dụng thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0, trong đó có trí
tuệ nhân tạo AI trong việc lựa chọn ứng viên bầu cử. Công nghệ 4.0
hiện đại có thể đo lường các chỉ số IQ, EQ, kiến thức chuyên môn,
sự chính trực; nhân trắc học có thể dựa vào dấu vân tay, dựa trên
dung mạo để đánh giá sở trường sở đoản của mỗi ứng viên. Tất cả
những tiêu chí lựa chọn nhân sự đều được số hóa để có thể dùng
AI phân tích, đánh giá và chọn ra những người tài giỏi để đưa vào
bốn cơ quan Liên hợp quốc: lập pháp, tư pháp, hành pháp và kiểm
sát. Với sự giúp đỡ của công nghệ 4.0, kết quả bầu chọn sẽ đảm bảo
tính khách quan, khoa học và không thiên vị. Trăm ngàn thứ máy
móc, dù trí tuệ nhân tạo giỏi nhất đi nữa, thì chúng vẫn cơ bản vận
hành theo chỉ đạo của con người. Mọi kết quả bình chọn đều có
thể bị bóp méo, nếu các cá nhân tổ chức vận hành hoạt động “lựa
chọn nhân tài” theo cách ở trên không thật sự trung thực. Và ở đây,