48. Trang 250
dọn dẹp và giữ cho lớp học sạch sẽ và gọn gàng. Sử dụng quan sát khoa học và kinh nghiệm thu được từ công việc trước đây với trẻ nhỏ, Montessori đã thiết kế tài liệu học tập và môi trường lớp học nhằm thúc đẩy mong muốn học hỏi tự nhiên của trẻ em, cho phép các em không chỉ tự do đi lại mà còn tự do lựa chọn tài liệu của riêng mình. Sau một thời gian, những đứa trẻ từng được xem là “vô vọng” trong trường học Montessori đã thể hiện sự tập trung cao độ, tính tự giác, đồng thời học đọc và viết vượt quá mong đợi. Phương pháp Montessori bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà giáo dục, nhà báo và các nhân vật nổi tiếng. Đến năm 1910, các trường Montessori có thể được tìm thấy ở khắp Tây Âu và lan ra toàn thế giới, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, nơi trường Montessori đầu tiên được mở ở Tarrytown, New York, vào năm 1911.
Nghiên cứu ban đầu của Maria Montessori tập trung vào việc giáo dục trẻ nhỏ, nhưng vào những năm 1920, bà chuyển sự chú ý sang lứa tuổi thanh thiếu niên. Bà quan sát thấy rằng ở giai đoạn phát triển này học sinh cần các hoạt động giúp các em hiểu bản thân, tìm thấy vị trí của mình trên thế giới và trở thành những công dân toàn cầu. Bà đề xuất các trường nội trú nơi những thanh thiếu niên trẻ tuổi (12 - 18 tuổi) gọi là Erdkinder (Con của Mẹ Đất hay Những đứa trẻ trên trái đất) có thể làm việc và sống trong một cộng đồng đáng tin cậy, tham gia vào các hoạt động trong thế giới thực như trồng trọt, chăm sóc động vật, tiếp thị và bán sản phẩm thủ công của chính các em. Bà tin rằng bằng cách trải nghiệm sự phụ thuộc lẫn nhau của con người, học sinh sẽ học cách tổ chức xã hội và phát triển các kỹ năng cần thiết để đáp ứng những thách thức của thế giới theo hướng tích cực.
“Bởi vì làm việc trên đất đai là một sự dẫn nhập đến với thiên
nhiên và nền văn minh, mở ra một cảnh giới bao la cho việc nghiên cứu
khoa học và lịch sử. Chúng ta đã gọi những đứa trẻ này là Erdkinder vì
chúng đang học về nền văn minh qua khởi nguồn là trong nông nghiệp.