50. Trang 252

hòa bình nhưng hầu như không ai giáo dục về hòa bình, con người luôn được giáo dục để cạnh tranh nhau và đó là điểm khởi đầu của các cuộc chiến tranh đau xót. “Nếu một người lớn lên với sự tôn kính đối với nhân loại, anh ta sẽ không đồng ý trở thành một thế lực vô thức để hủy diệt nhân loại. Họ sẽ không sẵn lòng sử dụng sức mạnh siêu nhiên và vũ trụ mà họ sở hữu để phá hủy thành quả của nền văn minh. Khi đã phát triển lương tâm và tình cảm đối với cuộc sống con người, họ sẽ không có khả năng tàn ác, vì sự tàn ác thuộc về một linh hồn đã chết”, bà viết về mối liên hệ quan trọng giữa giáo dục sớm và hòa bình trong tác phẩm Một thế giới mới và giáo dục. Theo Montessori, trẻ em vừa là niềm hy vọng vừa là lời hứa của nhân loại”. Để giáo dục cho hòa bình lâu dài, chúng ta phải bắt đầu từ những đứa trẻ mới sinh. Trẻ em đến với thế giới này với tình yêu trong sáng và nguồn ánh sáng trong trái tim. Khi tình yêu này được công nhận và phản ánh một cách nhất quán, các em có thể phát huy hết tiềm năng của mình và trở thành những công dân có trách nhiệm với thế giới”. 

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong giáo dục Montessori là một mối quan hệ hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Giáo viên Montessori được đào tạo để nói và làm việc với trẻ như một đồng nghiệp thay vì một người giám hộ hoặc phụ trách. Những khác biệt này đặt nền tảng cho một đứa trẻ hòa bình. Một đứa trẻ hòa bình sau này sẽ phát triển thành một người lớn hòa bình. Trẻ em Montessori có thế giới quan từ khi còn nhỏ và nhận ra rằng các em là một phần của một cộng đồng lớn hơn. Thông qua các bài học địa lý, trẻ nhận thức được nơi mình sống trên thế giới. Trẻ học cách xác định các lục địa và nhiều quốc gia. Các bài học văn hóa Montessori cho trẻ tiếp xúc với những người khác nhau trong nền văn hóa của họ. Những bài học này bao gồm cách con người đã thích nghi với các khí hậu khác nhau, nhà cửa, quần áo, thực phẩm và phong tục tập quán của họ. Thông qua các nghiên cứu về lục địa và văn hóa, trẻ em học về sự liên kết của mọi sự sống trên trái đất.